(HBĐT) - Trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, nhà ở dân cư là một trong những tiêu chí quan trọng, góp phần xây dựng bộ mặt nông thôn, đồng thời phản ánh chất lượng đời sống của người dân. Tuy nhiên, đối với xã Trung Thành (Đà Bắc), việc hoàn thành được tiêu chí này vẫn là chặng đường dài. Nằm cách trung tâm huyện Đà Bắc 46 km, xã Trung Thành có 496 hộ với 1.876 nhân khẩu, trong đó người dân tộc Tày chiếm gần 90%. Với 95% lao động làm nông nghiệp, thu nhập bình quân mới đạt 14,3 triệu đồng/người/năm. Toàn xã còn hơn 300 hộ nghèo, trong đó, hộ ở nhà tạm, dột nát chiếm 20%, nằm rải rác các xóm.

Nhà tạm, dột nát luôn là trăn trở của người dân nghèo xã Trung Thành (Đà Bắc). 

Gia đình chị Lường Thị Thơm (xóm Bay) nhiều năm sống trong căn nhà bốn bề chỉ được quây bằng những tấm gỗ, tre. Ngày nắng thì nóng, ngột ngạt, ánh sáng rọi khắp nhà. Còn ngày mưa thì một chỗ khô ráo trong nhà cũng không có, khắp nhà toàn xô, chậu hứng nước mưa. Dành dụm nhiều năm nhưng gia đình chị vẫn chưa đủ tiền để dựng lại ngôi nhà cho chắc chắn.

Đồng chí Xa Văn Sinh, Bí thư Đảng ủy xã Trung Thành cho biết: "Nguyên nhân chủ yếu do đời sống kinh tế của người dân còn rất khó khăn, chỉ trông chờ vào cây ngô, sắn, do đó, việc sửa chữa và cải tạo những ngôi nhà dột nát là quá sức so với thu nhập của họ. Nhiều người dân có ruộng, nương ở cách xa nhà, vài ngày lên nương mới về nhà một lần, thậm chí cả tuần, do đó, việc chăm lo, cơi nới lại nhà cửa đối với họ còn khá thờ ơ. Nhiều hộ có thu nhập ổn định hơn nhưng do tập quán của người Tày chủ yếu ở nhà sàn, nhà tre lợp mái tranh nên việc vận động người dân xây dựng những ngôi nhà kiên cố đang là một trở ngại”.

Với chủ trương xóa nhà tạm, dột nát gắn với việc hoàn thành tiêu chí nhà ở dân cư trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM, trong những năm qua, được sự hỗ trợ của Chương trình 134, 135, nguồn đóng góp từ các quỹ "Vì người nghèo”, "Đền ơn, đáp nghĩa”... và nguồn vốn cho vay của Ngân hàng CSXH huyện Đà Bắc, xã đã triển khai xây dựng và sửa chữa những ngôi nhà tạm, dột nát nhằm giúp người dân có những mái nhà kiên cố, vững chãi hơn. Trong năm 2016, xã đã xóa nhà tạm, dột nát cho 5 hộ với mức hỗ trợ 25 triệu đồng/hộ. Bên cạnh đó, xã chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp khảo sát, hướng dẫn người dân xây dựng đảm bảo diện tích, chất lượng và vị trí đạt tiêu chuẩn nhà ở NTM. Ngoài ra, xã vận động nhân dân, anh em dòng họ giúp đỡ các hộ có mặt bằng xây dựng và có điều kiện hoàn thiện ngôi nhà.

Số lượng nhà tạm, nhà dột nát ở xã Trung Thành vẫn còn nhiều. Những khoản hỗ trợ từ các chương trình xóa đói, giảm nghèo, nguồn vốn xã hội hóa chỉ là việc trước mắt. Về lâu dài, việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông nông thôn, hỗ trợ phát triển sản xuất sẽ là giải pháp lâu dài, bền vững nhằm tăng thu nhập cho người dân để họ tích lũy, chủ động sửa chữa, xây dựng nhà ở kiên cố hơn. Đồng chí Xa Văn Sinh, Bí thư Đảng ủy xã Trung Thành cho biết thêm: "Việc xóa nhà tạm, dột nát thể hiện sự quan tâm sâu sắc tới đời sống của các hộ nghèo, giúp họ từng bước ổn định đời sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững, cũng là điều kiện quan trọng để sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM. Đồng thời mong muốn các cấp, ngành tiếp tục quan tâm, tuyên truyền, vận động nhân dân góp sức người, sức của, dần xóa bỏ nhà tạm, dột nát để giúp các hộ ổn định cuộc sống lâu dài, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc”.


                                                                                        Hoàng Anh


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục