(HBĐT) - Sau phiên họp đầu tiên bàn về mức tăng lương tối thiểu vùng của Hội đồng Tiền lương Quốc gia ngày 27.6, các bên đã đưa ra phương án chênh lệch khá xa như "truyền thống” nhiều năm gần đây. Trong khi Tổng LĐLĐVN đề xuất mức tăng 13,3% (370.000 - 450.000 đồng), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lại đưa ra quan điểm hoặc không tăng hoặc chỉ tăng mức dưới 5%. Với vai trò là cơ quan chủ trì, Bộ LĐTBXH cố gắng đưa ra mức tăng hài hoà trước áp lực hỗ trợ doanh nghiệp và nỗ lực không để người lao động nhận mức lương "teo tóp”.


Căng thẳng là chuyện… đương nhiên!

Tại phiên họp ngày 27.6, Bộ phận kỹ thuật Hội đồng tiền lương Quốc gia (Hội đồng) đưa ra 3 mức tăng: Mức 5% (từ 130.000 - 180.000 đồng); mức 6% (từ 160.000 - 220.000 đồng) và mức 6,8% (từ 180.000 - 250.000 đồng). Bảo vệ quan điểm không tăng hoặc chỉ tăng dưới 5%, VCCI - đơn vị đại diện giới chủ - cho rằng doanh nghiệp đang phải cạnh tranh gay gắt, sản xuất thu hẹp nên đề xuất mức tăng dưới 5% là hợp lý. Trong khi đó, đại diện người lao động là Tổng LĐLĐVN đề xuất mức tăng tuyệt đối 13,3% với quan điểm mức tăng 5% chỉ đảm bảo bù trượt giá - coi như không tăng và sẽ không bao giờ đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động.

Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Doãn Mậu Diệp cho rằng, trong cơ chế thị trường, sự căng thẳng trong đàm phán tăng lương tối thiểu giữa các bên là điều bình thường bởi Tổng LĐLĐVN kỳ vọng tăng lương để đảm bảo đời sống của người lao động; VCCI lại quan tâm tới mức tăng sao cho doanh nghiệp đảm bảo khả năng chi trả, năng lực cạnh tranh. "Hội đồng họp theo cơ chế thương lượng và đối thoại, việc có quan điểm khác nhau là chuyện bình thường” - ông Diệp nói.

Được hỏi về quan điểm của Bộ LĐTBXH trước cuộc họp tiếp theo dự kiến diễn ra ngày 28.7, ông Diệp cho hay: "Cơ quan Chính phủ sẽ hỗ trợ sao cho quá trình thương lượng đạt kết quả tốt đẹp. Chính phủ không muốn tiền lương nâng cao để doanh nghiệp gặp khó khăn ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh, Chính phủ cũng không muốn tiền lương công nhân toi tóp. Phải cố gắng để hài lòng cả hai phía trên tinh thần chia sẻ với người lao động và người sử dụng lao động. Chính phủ không áp đặt và chỉ hỗ trợ, thúc đẩy quá trình thương thảo”.

Ông Diệp cũng cho biết, thời điểm hiện tại ông chưa thể đưa ra dự đoán mức tăng lương cơ sở sẽ được chốt vì hai bên mới trải qua một cuộc thương thảo. Ngoài ra, ngày 28.7 tới, các bên sẽ tiếp tục trình phương án cụ thể để Hội đồng xem xét. Trong trường hợp các bên không thống nhất được phương án chung và không còn dừng cuộc họp, Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia sẽ chủ động trình phương án đề xuất tăng lương tối thiểu tới Chính phủ.

Tăng lương tối thiểu vùng năm 2018: Không để người lao động nhận mức lương

Công nhân lao động đi chợ chuẩn bị bữa ăn hàng ngày tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Ảnh: T.C.A

Muốn đời sống cao nhưng cân đối cũng khó

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp thừa nhận, khi năng suất lao động thấp, của cải làm ra không nhiều mà muốn tăng thu nhập thì việc cân đối cũng khó. "Việt Nam vẫn là nước đang phát triển, trong khối Asean chúng ta vẫn thuộc nhóm 4 nước chậm phát triển nhất. Khi năng suất lao động thấp mà chúng ta muốn được như thế này, được như thế kia là rất khó” - ông Diệp trăn trở.

Về quan điểm tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp phát triển của Chính phủ, ông Diệp cho rằng bản thân Thủ tướng cũng hài hoà quan điểm không vì doanh nghiệp hay vì người lao động. Trong khi đó, Bộ LĐTBXH cũng không có sức ép nào bởi mong muốn hai bên thương lượng và đạt được mức tăng khiến cả hai bên đều hài lòng. Việc đối thoại cũng là mong muốn VCCI và Tổng LĐLĐVN có tiếng nói chung.

Được hỏi về việc Việt Nam có thể tham vấn kinh nghiệm của quốc gia hay tổ chức quốc tế nào về vấn đề tiền lương hay không, ông Diệp cho rằng không có mô hình nào sử dụng chung cho các nước. Như Nhật Bản, tháng 3 hằng năm họ sẽ đối thoại tiền lương giữa giới chủ và người lao động, có năm tăng rất thấp. Việt Nam chỉ có mô hình chung là thoả thuận để hài hoà hai phía. Ngay cả Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cũng chỉ tổng kết tiền lương của các nước và đưa ra mức tham vấn chung mà theo họ là chấp nhận được để đảm bảo an sinh xã hội. "Tiền lương bằng khoảng 40 - 60% lương phổ biến trên thị trường, theo ILO thì chấp nhận được, nhưng đây cũng chỉ là một cách tính. Hiện việc khảo sát mức lương tối thiểu rất khó” - ông Diệp nói.

Trước đó, Bộ LĐTBXH có công văn số 323/LĐTBXH-LĐTL đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát việc thực hiện lương tối thiểu vùng năm 2017 để có căn cứ điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2018. Căn cứ sự "căng thẳng” giữa các bên liên quan vào mỗi kỳ họp tăng lương tối thiều vùng, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Doãn Mậu Diệp cho rằng, cuộc họp năm nay, nếu được, nên căn cứ trên số liệu khảo sát của một cơ quan độc lập.


  Theo Báo Laodong


Các tin khác

Không có hình ảnh

Triển khai các giải pháp thực hiện tốt chính sách BHYT

(HBDT) - Đồng chí Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Giám đốc BHXH tỉnh khẳng định: BHYT là chính sách an sinh xã hội quan trọng của Đảng, Nhà nước ta. BHYT mang tính nhân văn sâu sắc thể hiện sự tương thân, tương ái, chia sẻ rủi ro giữa những người khỏe với người ốm đau, giữa những người đang trong độ tuổi lao động với người già và trẻ em. BHYT là loại hình dịch vụ công hoạt động phi lợi nhuận, lấy hiệu quả xã hội làm mục đích. Sau thời gian thực hiện Luật BHYT sửa đổi, bổ sung một số điều, đến nay, chất lượng dịch vụ y tế được cải thiện rõ rệt, đáp ứng yêu cầu của bệnh nhân. Quỹ BHYT đã trở thành nguồn tài chính chủ yếu cho hoạt động của các cơ sở y tế.

Chi trả trên 800 triệu đồng cho quyền lợi bảo hiểm khách hàng

(HBĐT) - Sáng 23/7, tại Khách sạn AP Plaza, Văn phòng Tổng đại lý Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Life Việt Nam tại Hòa Bình đã tổ chức lễ chi trả quyền lợi bảo hiểm và hội thảo chương trình hỗ trợ chi phí "chăm sóc sức khỏe và chữa trị cho 88 bệnh hiểm nghèo của Dai - ichi life Việt Nam”.

Thiết thực các hoạt động tình nghĩa

(HBĐT) - Qua 15 năm xây dựng và phát triển, Công ty CP Thương mại Định Nhuận, trụ sở chính tại tổ 15, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) đã vươn lên là doanh nghiệp thương mại quy mô của tỉnh, có thị phần lớn với trên 50 ngành hàng nhu yếu phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân trong và ngoài tỉnh. Đồng hành với quá trình phát triển, Ban lãnh đạo Công ty đặc biệt chú trọng tới trách nhiệm với xã hội, cộng đồng, thiết thực chăm lo, tri ân gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn.

Thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công với cách mạng

(HBĐT) - Để bày tỏ lòng biết ơn và thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn”, "ăn quả nhớ người trồng cây, tri ân với những người đã khuất, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến công tác chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ.

Tuổi trẻ huyện Kim Bôi tri ân các anh hùng, liệt sỹ

(HBĐT) - Những ngày tháng 7, chúng tôi có dịp về huyện Kim Bôi, hòa cùng không khí chuẩn bị cho hoạt động thắp nến tri ân, tưởng nhớ các anh hùng, liệt sỹ của tuổi trẻ trên địa bàn huyện.

Huyện Kỳ Sơn tu sửa, xây dựng các công trình ghi công liệt sỹ

(HBĐT) - Chúng tôi đến thăm nghĩa trang liệt sĩ xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) khi việc tu sửa nghĩa trang đã cơ bản hoàn tất. Đồng chí Đồng Văn Tám, Chủ tịch UBND xã Hợp Thịnh cho biết: Nghĩa trang liệt sĩ xã Hợp Thịnh hiện có 28 mộ. Vừa qua, huyện đã đầu tư kinh phí gần 500 triệu đồng để tu sửa nghĩa trang. Công tác xây dựng, tu sửa đã xong; các hội đoàn thể đã tổ chức quét dọn, trồng thêm hoa và cây xanh, tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp. Mọi công việc chuẩn bị cho đêm "Thắp nến tri ân” vào tối ngày 26/7 đã hoàn tất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục