(HBĐT) - Ngày 14/8, Sở VH,TT&DL phối hợp với Viện nghiên cứu tôn giáo (Viện Hàn lâm KH-XH Việt Nam) tổ chức buổi Tọa đàm thực trạng biến đổi của tình hình tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện nay. Tham dự buổi toạ đàm có các đồng chí lãnh đạo đại diện sở, ban, ngành của tỉnh.


 Toàn cảnh buổi tọa đàm.

Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện có 3 tôn giáo: Công giáo, Phật giáo và tin lành với trên 48 nghìn tín đồ. Quá trình tồn tại và phát triển của các tôn giáo đã tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống chính trị, văn hóa, xã hội, tâm lý, đạo đức, phong tục, tập quán của nhân dân các dân tộc ở địa phương. Các tôn giáo đều thích ứng với lợi ích khác nhau của các giai tầng xã hội, với biến đổi của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng để nhằm tôn vinh cho ý nghĩa sống "Tốt đời, đẹp đạo”.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã tập trung thảo luận, thẳng thắn chỉ ra những nguyên nhân của những hiện tượng tôn giáo mới và những tác động đến đời sống của một bộ phận dân cư. Cụ thể, do mặt trái của nền kinh tế thị trường và sự phân tầng trong xã hội, sự bất ổn về kinh tế và hạnh phúc gia đình, sự thiếu hiểu biết về tôn giáo... nên một số người dân đã nghe và đi theo tôn giáo mới du nhập như: Long Hoa Tam Hội, Hoàng Thiên Long, Pháp Môn Diệu Âm, Đức Chúa Trời Mẹ.

Do đó, thời gian tới cần tiếp tục triển khai đầy đủ các chỉ thị, nghị quyết, Luật tín ngưỡng, tôn giáo đến các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đổi mới nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, đồng bào có đạo tin tưởng và chấp hành mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Hướng dẫn, vận động tín đồ sinh hoạt tôn giáo đúng quy định pháp luật, pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư. Kiên quyết đấu tranh với những phần tử xấu lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo kích động, chống phá Đảng, Nhà nước và chính quyền, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

 

                                                             Hồng Ngọc

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục