(HBĐT) - Đó là tên gọi của mô hình thí điểm về điểm bán hàng Việt Nam năm 2017 vừa được Sở Công Thương Hòa Bình triển khai thực hiện. Mô hình đã thống nhất lựa chọn tại Cửa hàng kinh doanh tạp hóa của bà Nguyễn Thị Thuận thuộc địa bàn vùng sâu xóm Sơn Phú, xã Cao Sơn (Đà Bắc).


Thực hiện Quyết định số 634/QĐ-TTg ngày 29/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Quyết định số 74/QĐ – BCT ngày 11/1/2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt các dự án, nhiệm vụ và kinh phí năm 2017 thực hiện nhóm chương trình hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam cố định thuộc danh mục của Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 – 2020; Kế hoạch số 29/KH – UBND ngày 25/3/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn giai đoạn 2016 – 2020, sau khi Kế hoạch được phê duyệt, Sở Công Thương đã khảo sát, lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình thí điểm. Đây là điểm đầu tiên trên địa bàn huyện Đà Bắc và là điểm thứ hai trong tỉnh được thực hiện, tạo tiền đề để tiến tới nhân rộng các điểm bán hàng Việt Nam tại tất cả các địa phương khác trên địa bàn.


Điểm bán "Tự hào hàng Việt Nam” gần với chợ Cao Sơn, có biển hiệu nổi bật giúp tăng cường quảng bá.

Theo đồng chí Bùi Xuân Hùng, Phó Giám đốc Sở Công Thương, mô hình điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi "Tự hào hàng Việt Nam” là nơi giới thiệu những hàng hóa mang thương hiệu Việt đến tay người tiêu dùng một cách thuận lợi và nhanh chóng, giúp họ lựa chọn, mua sắm nhằm đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, góp phần bình ổn thị trường, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện tốt cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đồng thời, mô hình tạo điều kiện giúp các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp khai thác thông tin hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ, từ đó có kế hoạch phát triển sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh nhằm kích thích sản xuất và tiêu dùng hàng hóa trong nước sản xuất.


Đông đảo người tiêu dùng thăm quan, mua sắm tại điểm bán hàng Việt Nam tại xóm Sơn Phú, xã Cao Sơn (Đà Bắc).

Ngày 3/8/2017, điểm bán hàng Việt Nam cố định với tên gọi "Tự hào hàng Việt Nam” đã chính thức khai trương tại xóm Sơn Phú, xã Cao Sơn (Đà Bắc). Để chuẩn bị cho lễ khai trương, đồng thời tạo điểm nhấn thu hút người tiêu dùng biết đến và mua sắm tại điểm bán hàng Việt, Sở Công Thương đã phối hợp với chủ hộ kinh doanh thực hiện thiết kế, lắp đặt và trưng bày. Mặt khác, hỗ trợ lắp đặt 7 kệ trưng bày hàng hóa, 1 biển hiệu chính gian hàng khung hộp thép mạ kẽm chữ nổi, 3 biển phía trước cửa hàng, 2 biển hộp đèn trong gian hàng, các trang trí khác như băng rôn, cờ, phướn và thiết kế, in ấn 2.000 tờ rơi tuyên truyền. Chủ hộ kinh doanh cam kết thực hiện tốt việc khai thác nguồn hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của nhân dân, bán hàng Việt Nam đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và cam kết duy trì điểm bán hàng Việt đến năm 2020.

Mô hình về điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi "Tự hào hàng Việt Nam” đầu tiên tại huyện Đà Bắc sẽ là nơi phân phối hàng Việt Nam sản xuất trong nước phong phú, đa dạng, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý để người dân chọn lựa, mua sắm. Nơi các nhà sản xuất trong nước chọn lựa để quảng bá, giới thiệu sản phẩm mang thương hiệu Việt đến tay người tiêu dùng.

 


                Bùi Minh

Các tin khác


Lan tỏa cảm hứng sống vì cộng đồng trong thế hệ trẻ

(HBĐT) - "Có thể thấy, chiến dịch tình nguyện hè ngày nay không chỉ gói gọn trong hai chữ "phong trào” mà đã trở thành hoạt động được các bạn trẻ mong đợi được tham gia như cách để lan tỏa yêu thương, tinh thần nhân văn và quan trọng hơn cả là dám dấn thân ở những trải nghiệm mới.”- Anh Hoàng Xuân Giao, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn khẳng định.

Những người tiên phong phòng - chống tệ nạn ở huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Gần dân, sát dân, nắm đối tượng để tuyên truyền, vận động góp phần ngăn chặn, đầy lùi tệ nạn xã hội trên địa bàn, đó là công việc những đội viên đội công tác xã hội tình nguyện huyện Lạc Sơn đã thực hiện khá tốt trong nhiều năm qua. Những nỗ lực của họ đã được cấp ủy, chính quyền cơ sở ghi nhận.

Thăm, tặng quà, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn xã Hợp Thanh

Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy được UBND tỉnh phân công giúp đỡ xã Hợp Thanh huyện Lương Sơn.

Hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn

(HBĐT) - Hoạt động công chứng nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, phòng ngừa tranh chấp, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Những năm gần đây, hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh có sự phát triển, nhiều văn phòng công chứng được thành lập. Bên cạnh đó còn những khó khăn, bất cập cần tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động công chứng.

Thành phố Hòa Bình kiểm soát chặt “đầu vào” nguồn cung ứng thực phẩm

(HBĐT) - Hiện nay, nguồn thực phẩm cung ứng cho thị trường TP Hòa Bình chủ yếu được nhập từ tỉnh Phú Thọ và một số ít của các huyện: Kim Bôi, Tân Lạc, Cao Phong... Nguồn thực phẩm do người dân sản xuất tại chỗ chiếm khoảng 25%.

Huyện Lương Sơn chấn chỉnh công tác an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp

(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn huyện Lương Sơn có 963 doanh nghiệp, trong đó có 487 doanh nghiệp đang hoạt động. Thời gian qua, việc thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã được huyện triển khai đến các đơn vị, doanh nghiệp nhưng công tác này vẫn gặp không ít khó khăn. Riêng trong năm 2016 đã xảy ra liên tiếp 2 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại mỏ đá của Công ty TNHH BMC Hòa Bình thuộc thôn Lai Trì, xã Cao Thắng làm 2 người tử vong. Hiện nay, huyện đang triển khai nhiều hoạt động nhằm chấn chỉnh công tác ATVSLĐ tại các doanh nghiệp trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục