(HBĐT) - Những năm qua, phong trào "Đền ơn - đáp nghĩa” được các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh triển khai sâu rộng, hiệu quả, trở thành hoạt động thường xuyên. Phong trào đã khơi dậy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn”, thể hiện sự tri ân sâu sắc của cán bộ, hội viên, phụ nữ trong tỉnh đối với những gia đình chính sách đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.


Những tấm gương phụ nữ gia đình chính sách, người có công tiêu biểu

Tham dự chương trình gặp mặt, tọa đàm, biểu dương đại biểu phụ nữ tiêu biểu thuộc gia đình chính sách, người có công nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2017) của Hội LHPN tỉnh tổ chức, các đại biểu tham dự đều xúc động, cảm phục và chia sẻ với những vị khách mời là những người phụ nữ thương binh; mẹ, vợ, con của các liệt sĩ, thương binh. Đây là những tấm gương phụ nữ tiêu biểu đại diện cho trên 2.000 phụ nữ là thương binh, mẹ, vợ, con của các liệt sĩ, thương binh đã nỗ lực vượt qua khó khăn, nỗi đau, vươn lên trong cuộc sống để có những thành công nhất định.


Lãnh đạo Hội LHPN tỉnh và một số sở, ngành tặng quà các đại biểu phụ nữ tiêu biểu thuộc gia đình chính sách, người có công nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - liệt sĩ.

Câu chuyện của chị Bùi Thị Dung, con liệt sĩ Bùi Văn Thêm ở phố Bưởi, xã Hạ Bì (Kim Bôi) vượt qua nỗi đau mất cha, chị cùng người mẹ tần tảo nỗ lực vượt qua khó khăn, phấn đấu trong công việc, sự nghiệp, sống xứng đáng với sự hy sinh của cha. Câu chuyện của bà Đinh Thị Chỉnh, vợ thương binh Nguyễn Xuân Nêm, khu 2, thị trấn Chi Nê (Lạc Thuỷ) – người phụ nữ không chỉ yêu thương, gắn bó, xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc với người chồng thương binh mà còn nỗ lực trong công tác (bà giữ vững danh hiệu giáo giỏi cấp tỉnh) và tích cực tham gia các hoạt động xã hội hữu ích tại địa phương. Cảm động hơn cả là câu chuyện của bà Bùi Thị Chìu, con của liệt sĩ Bùi Văn Đẩm, là vợ của liệt sĩ Bùi Quang Ngôn xóm Bái Sim, xã Yên Thượng (Cao Phong) và chị Nguyễn Thị Huyền, vợ liệt thời bình Đỗ Mạnh Linh, xóm 9, xã Sủ Ngòi (TP Hòa Bình). Bà Chìu và chị Huyền với nỗi đau quá lớn trong cuộc đời tưởng chừng như không chịu đựng nổi đã cố gắng, nghị lực sống ý nghĩa, chăm sóc con thơ, mẹ già và tiếp tục học tập, làm việc có nghĩa cho gia đình, xã hội.

Cũng tại buổi gặp mặt, toạ đàm, tấm gương nữ thương binh quả cảm Đào Thị Đông, xóm Bình Tiến, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) và người cán bộ Hội phụ nữ nhiệt huyết trong phong trào đền ơn đáp nghĩa – Hoàng Ngọc Mỹ (Chủ tịch Hội LHPN huyện Lạc Thuỷ) đã để lại cảm xúc đặc biệt, ý ghĩa trong lòng mỗi người tham dự, như thúc giục, kêu gọi mỗi người bằng những hành động thiết thực, cụ thể hơn để tri ân những con người, gia đình có công với dân tộc, đất nước…

Câu chuyện về buổi gặp mặt, tọa đàm, biểu dương đại biểu phụ nữ tiêu biểu thuộc gia đình chính sách, người có công chỉ là một trong rất nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa của Hội LHPN đối với công tác đền ơn, đáp nghĩa trong những năm qua.

Chung tay đền ơn - đáp nghĩa

Đồng chí Đỗ Thị Hương, Phó Ban Gia đình - Xã hội (Hội LHPN tỉnh) cho biết: Hàng năm, Hội LHPN tỉnh chỉ đạo các cấp hội phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng ở địa phương bám sát cơ sở, nắm rõ số lượng, hoàn cảnh gia đình thương, bệnh binh, gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng. Từ đó nắm số liệu Mẹ Việt Nam anh hùng (còn sống), mẹ, vợ, con gái liệt sỹ, thương binh, nữ thương, bệnh binh để kịp thời tham mưu với chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ đối với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Vào các dịp Tết Nguyên đán, ngày thương binh - liệt sĩ hàng năm, Hội LHPN các cấp phối hợp với các doanh nghiệp, nhà hảo tâm tổ chức thăm, tặng quà các gia đình phụ nữ chính sách, phụ nữ nghèo đơn thân, phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại các huyện, thành phố, các gia đình chiến sĩ công tác tại vùng biên giới, hải đảo, trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật với hàng nghìn suất quà. Cùng với đó, các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh phối hợp cùng các ngành, đoàn thể tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như: Tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, xây nhà mái ấm tình thương, sửa nhà dột nát; tu sửa, cải tạo, nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ; quyên góp, tặng quần áo và đồ dùng học tập, hỗ trợ học tập cho con em gia đình chính sách, nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn…

Đặc biệt, tại các cơ sở hội xây dựng mô hình "Mỗi chi, tổ hội có một địa chỉ chăm sóc người có công, mỗi hội viên nhận một phần việc chăm sóc giúp đỡ thân nhân gia đình liệt sỹ, người có công neo đơn, khó khăn”. Từ năm 2012 đến nay, tổng số tiền các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã vận động để thăm, tặng gia đình phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng đạt trên 8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Hội LHPN các cấp còn thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến trong hội viên phụ nữ, nhất là các nữ thương, bệnh binh về chế độ, chính sách ưu đãi với thương binh, gia đình liệt sĩ, Mẹ Việt Nam anh hùng, người có công với cách mạng, chính sách hậu phương quân đội…

Đồng chí Đỗ Thị Hương cho biết thêm: Cùng với các hoạt động thiết thực trên, để góp phần nâng cao đời sống vật chất cho chị em, đặc biệt các chị là thương, bệnh binh, gia đình chính sách. Trong những năm qua, các cấp Hội LHPN trong tỉnh còn đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ vận động, hỗ trợ gia đình chính sách, người có công phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc. Với các hoạt động hướng mạnh về cơ sở, Hội LHPN đã phân công cán bộ phụ trách địa bàn để chủ động rà soát, xác định hộ phụ nữ nghèo, khó khăn có biện pháp hỗ trợ phù hợp. Hội Phụ nữ cũng xây dựng các mô hình phát triển kinh tế phù hợp với khả năng tham gia của các đối tượng phụ nữ; phối hợp với các đơn vị chuyên môn tăng cường phổ biến kiến thức xây dựng các mô hình phát triển kinh tế cho chị em. Đồng thời vận động chị em đầu tư mở rộng các mô hình kinh tế đang có hướng phát triển tốt ở địa phương. Tính đến nay, tổng số vốn Hội Phụ nữ nhận uỷ thác với Ngân hàng CSXH đạt 706,316 tỷ đồng, hỗ trợ 28.554 hộ vay. Trong đó vay để phát triển sản xuất chiếm trên 70%. Các cấp Hội còn hỗ trợ 76.249 ngày công lao động, 2.500 cây, con giống trị giá trên 909 triệu đồng cho các gia đình chính sách; phối hợp với các đơn vị, ngành chức năng tổ chức dạy nghề, giới thiệu việc làm, tạo điều kiện giúp con em gia đình chính sách có việc làm, thu nhập ổn định…

Hồng Duyên

 


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục