(HBĐT) - Bao đời nay, người miền núi thường dựa vào sông, suối và đồi núi để sinh sống. Không gần sông, suối thì lấy đâu nước ăn, nước tưới, không có đất trồng lúa, trồng ngô, sắn…. Nhưng sau cơn lũ lịch sử vừa qua, nhiều căn nhà ở gần sông, suối và đồi dốc bị sạt lở, gây thiệt hại nặng nề.


Căn nhà của anh Lường Đức Lành ở xóm Kìa, xã Yên Hòa (Đà Bắc) bị lũ cuốn trôi.

Cơ nghiệp trôi theo dòng nước 

Anh Lường Đức Lành năm nay 31 tuổi ở xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) làm nghề thợ xây. Sau khi lập gia đình, sinh con, vợ chồng anh ra ở riêng. Vay bạn bè, anh em và ngân hàng, anh có 280 triệu đồng mua được mảnh đất nhỏ ven suối Lang ở xóm Kìa, xã Yên Hòa. Con suối này vào mùa khô gần như không có nước. Mùa mưa nước chảy lưng suối cách mảnh đất anh mua khoảng 50 m. Hỏi nhiều người và nghĩ rằng chẳng bao giờ có chuyện nước lớn vào nhà nên anh quyết định xây nhà ở đây. Sau hơn 2 tháng thi công, đến Tết Nguyên đán 2017 căn nhà hơn 100 m2 được hoàn thiện. ở gần suối tiện nước ăn, nước tưới rau nên anh hài lòng với căn nhà nhỏ của mình. Bao cơn mưa từ đầu mùa đến giờ nước chảy ở suối cao nhất cũng chỉ ngấp nghé miệng suối, không thể lên được đến vườn nhà anh. Thế rồi đến ngày 10/10 vừa qua, sau những ngày mưa liên tiếp, nước đẩy dần lên cao, ngập bếp, bể nước ăn. Nước chảy cuồn cuộn đến chiều thì lở bếp trôi đi quá nửa. Mưa ngày càng to, thấy không ổn nên anh quyết định chuyển hết đồ đạc sang nhà hàng xóm. Vợ chồng đi ở nhờ. Đêm đó, căn nhà của anh bao năm gom góp, vay mượn bị lũ cuốn đi. Anh Lường Đức Lành bộc bạch: Giờ đây vợ chồng em phải đi ở nhờ, làm ăn lo trả hết số nợ làm nhà rồi mới tính tiếp. Không biết bao giờ mới có tiền để mua đất dựng nhà. 

Nỗi đau oan 

Đến Yên Hòa, có lẽ cả xã không ai là không biết đến cái chết của chị Đinh Thị Nhàn, sinh năm 1981 ở xóm Kìa. Cái chết của chị Nhàn rất ít người ngờ tới. Con suối Lang chảy từ trên đồi xuống lòng hồ sông Đà. Khi đến đầu xóm có một khúc cua. Tại khúc cua này, Nhà nước đã đầu tư rọ thép, chắn để nước không chảy vào đường giao thông. Nhưng mưa lũ vừa qua đã phá tan tường rọ thép chắn chảy ra đường tỉnh 433. Thấy mưa chảy qua đường, sợ trôi mất mấy chậu hoa trước cửa nhà, chị Nhàn đã ra bê vào bên trong. Trong khi bê chị trượt chân ngã nước cuốn đi. Nhìn thấy vợ bị dòng nước cuốn, anh Vũ Văn Toản, chạy theo. Nước chảy mạnh, chị Nhàn bị cuốn đi hơn 50 m và va vào đá, qua ống thoát nước. Sau khi đưa được chị lên bờ, gia đình đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Việt Đức. Chị bị gãy xương cổ, chảy máu não và phù phổi. Vì bị thương nặng nên chị mất sau hơn 4 ngày nằm viện.
 
Anh Toản tâm sự: Đau lòng lắm anh ạ, nhà em bị nạn ngay trước cửa nhà. Giờ đây mỗi lần nhìn ra cửa, lòng em lại nhói đau và luôn bị ám ảnh bởi cái chết của vợ.
 
Nhà anh Toản quê ở ứng Hòa (Hà Nội) lên Yên Hòa lập nghiệp được 6 năm. Hai vợ chồng anh làm bánh mì giao cho các xã vùng cao. Giờ đây, vợ mất để lại cho anh 3 con còn thơ dại.
 
Trong trận mưa lũ vừa qua, hầu hết những nhà bị lũ cuốn hoặc hư hại là những căn nhà gần suối, khe hay sát đồi, đất dốc dễ sạt lở. ông Lường Ngọc Quyết, Chủ tịch UBND xã Yên Hòa cho biết: Về vật chất ước tính cả xã thiệt hại gần 1 tỷ đồng. Ngoài bị cuốn trôi hoa màu, gia súc, gia cầm, công trình công cộng, đường giao thông, xã có 1 nhà bị cuốn trôi hoàn toàn, 4 nhà bị trôi hết tài sản, 50 nhà bị trôi một số tài sản, vật dụng, lũ cuốn trôi 11 xe máy của các hộ. 7 nhà cần phải di chuyển khẩn cấp, trong đó 3 nhà cần dựng lều bạt ở tạm. Hầu hết, các hộ này sinh sống gần suối, sông và đồi dễ bị sạt lở. Rất nhiều năm nay, ở Yên Hòa mới có mưa lũ dữ dội như vậy. Nguyên nhân là do chặt phá rừng làm đồi, nương và múc đất dưới chân làm sạt lở. Trước mắt, chúng tôi mong các cấp, ngành giúp đỡ làm đường giao thông, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống cho những gia đình bị thiệt hại. Sau trận lũ này, chúng tôi đề xuất với huyện xây dựng khu tái định cư cho bà con gần sông, suối, đồi dễ sạt lở. Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay là quỹ đất công của xã để làm tái định cư rất ít và xa trung tâm. Song xã sẽ tìm mọi cách như vận động anh em, hàng xóm nhường đất làm nhà ở… không để các hộ sống gần sông, suối, khu vực sát đồi nguy hiểm đến tính mạng. Tuyên truyền, vận động các hộ đã ở không nên làm nhà và các công trình xây dựng gần suối có độ dốc lớn.

 


                                            Việt Lâm

 

 


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục