(HBĐT) - Ngày 16/11/2017, Sở Nội vụ có Tờ trình số 2797 gửi UBND tỉnh về việc thành lập, sáp nhập, đặt tên, đổi tên các thôn, xóm, tổ dân phố các xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thành phố. Theo đó, việc triển khai thí điểm Đề án 1084 tại 11 huyện, thành phố đã nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng mạnh mẽ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân. 

Đa số cử tri đại diện hộ gia đình đều nhất trí với phương án sáp nhập, kiện toàn, đổi tên. Việc thực hiện Kế hoạch số 85 về triển khai thực hiện điểm đã diễn ra đúng tiến độ, đảm bảo yêu cầu, chất lượng, đặc biệt là tuân thủ nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân. Tuy nhiên, trong số 22 xã được lựa chọn làm điểm, có 20 xã đã hoàn thành đảm bảo đúng kế hoạch. Xã Giáp Đắt (huyện Đà Bắc) chưa thực hiện được do nguyên nhân khách quan là phải khắc phục hậu quả mưa lũ. Riêng xã Vạn Mai (huyện Mai Châu) chưa thực hiện được do cử tri chưa tán thành phương án sáp nhập. Vì sao người dân xóm Dồn và xóm Nam Điền còn nhiều băn khoăn trước ngày sáp nhập? Chúng tôi đã đi thực tế và lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của bà con.

Đồng chí Đỗ Viết Hải, Bí thư chi bộ xóm Nam Điền cho biết: Năm 1982, người dân xã Nam Điền, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định lên khai hoang, sinh sống tại xã Vạn Mai. Tên xóm Nam Điền được đặt theo nguyện vọng của nhân dân thể hiện tấm lòng, tình cảm đối với quê hương. Nay sáp nhập, cái tên xóm Nam Điền không còn, bà con có nhiều băn khoăn, tiếc nuối.


Đồng chí Bí thư chi bộ xóm Nam Điền, xã Vạn Mai (Mai Châu) trao đổi về tâm tư, nguyện vọng của người dân xóm Nam Điền về việc sáp nhập xóm.

Đó chỉ là một trong nhiều băn khoăn, suy tư đang diễn ra trong quá trình huyện Mai Châu tiến hành thí điểm việc kiện toàn, sáp nhập xóm, tổ dân phố tại xã Vạn Mai.

Xã Vạn Mai có 7 xóm, 789 hộ với 3.164 nhân khẩu. Tuy nhiên, số hộ giữa các xóm chênh lệch. Xóm có ít hộ dân nhất là xóm Nam Điền chỉ có 33 hộ, xóm Dồn có 53 hộ… nhưng xóm Khán lại có đến 161 hộ, xóm Thanh Mai có 166 hộ. Số hộ giữa các xóm chênh lệch đã dẫn đến nhiều điều bất hợp lý trong công tác tổ chức hoạt động.

Đồng chí Hà Văn Tuất, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Thực hiện chủ trương của tỉnh, huyện về việc sáp nhập, kiện toàn xóm, tổ dân phố, xã đã thành lập Ban chỉ đạo, triển khai đến toàn thể cán bộ, công chức trong UBND xã và tổ chức triển khai đến các bí thư chi bộ, trưởng của 7 xóm trên địa bàn xã Vạn Mai và thống nhất lấy 2 xóm Nam Điền và xóm Dồn sáp nhập, vì 2 xóm này đảm bảo thỏa mãn với các điều kiện theo Đề án 1084. Qua thảo luận tại hội nghị, hầu hết các đại biểu đều nhất trí cao với Đề án 1084 của tỉnh về việc sáp nhập 2 xóm Dồn và Nam Điền. Ban Chỉ đạo xã đã phối hợp với các xóm tổ chức họp lấy ý kiến cán bộ, đảng viên, các ban, ngành, đoàn thể, đại diện tổ liên gia trong 2 xóm. Về cơ bản, 2 xóm đồng thuận, nhất trí với chủ trương của cấp trên. Tuy nhiên, khi tổ chức lấy ý kiến tại các xóm thì nhân dân đã đưa ra nhiều ý kiến băn khoăn, trăn trở.

Đồng chí Bí thư chi bộ xóm Nam Điền thẳng thắn: Sau sáp nhập, việc sinh hoạt cộng đồng sẽ trở nên khó khăn, do sau khi sáp nhập xóm sẽ có chiều dài từ đầu xóm đến cuối xóm là gần 3km. Các hộ dân sinh sống phân tán, không tập trung nên việc sinh hoạt, hội họp, quản lý dân cư trở nên khó khăn, không thuận lợi. Việc bố trí, sắp xếp lại tổ chức Đảng, đoàn thể và ban quản lý của 2 xóm sau khi sáp nhập phải đảm bảo được quyền lợi và sự cân bằng giữa 2 xóm.

Nhân dân xóm Dồn băn khoăn về việc quản lý xóm sẽ trở nên khó khăn và phức tạp hơn, vì tư tưởng và cách sinh hoạt của nhân dân 2 xóm ít có sự tương đồng, các hộ dân sinh sống phân tán, trải dài từ đầu đến cuối xóm.

Ngoài ra, hiện nay xóm Dồn đã xây dựng được nhà văn hóa, trong khi xóm Nam Điền chưa xây dựng được nhà văn hóa. Do đó người dân cũng có nhiều băn khoăn nếu sáp nhập xóm, việc xây dựng nhà văn hóa xóm mới cần phải được tính toán để đảm bảo sự công bằng, hợp lý.

Đồng chí Lê Thị Tuyết, Bí thư chi bộ xóm Dồn băn khoăn: Trình độ dân trí ở đây không đồng đều, việc lựa chọn và bầu được cán bộ rất khó khăn. Khi sáp nhập hình thành xóm mới, dân cư đông, đòi hỏi cán bộ phải có trình độ, nhiệt tình, tâm huyết với công việc. Với yêu cầu cao như vậy thì việc lựa chọn được bộ máy cán bộ xóm mới sẽ không hề đơn giản.

Với nhiều băn khoăn, trăn trở từ đội ngũ cán bộ cho đến nhân dân nên sau 3 vòng bỏ phiếu kín vẫn chưa đạt 50% cử tri trong khu vực tán thành việc sáp nhập xóm Dồn và xóm Nam Điền.

Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sáp nhập, kiện toàn xóm, tổ dân phố ở Vạn Mai đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của chính quyền các cấp; sự nhanh chóng, kịp thời của các ban, ngành liên quan trong việc tháo gỡ, giải quyết những vấn đề phát sinh. Có như vậy thì sau thời gian thực hiện điểm, bắt đầu từ quý I/2018 mới có thể mở rộng phạm vi triển khai việc sáp nhập, kiện toàn xóm, tổ dân phố ra quy mô toàn tỉnh.

Dương Liễu

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục