(HBĐT) - Đồng chí Quách Văn Hạt, Chủ tịch UBND xã Tử Nê (Tân Lạc) cho biết: Người dân trong xã có tư duy, trình độ quản lý, tổ chức sản xuất khá cao, khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động thực hiện giảm nghèo bền vững và cải thiện chất lượng cuộc sống. Toàn xã có khoảng 200 ha rừng sản xuất, chủ yếu là keo, sau mỗi chu kỳ thu hoạch, hộ thấp cũng có doanh thu 60 triệu đồng/ha, còn lại đạt khoảng 100 triệu đồng/ha trở lên. Tiêu biểu như đình ông Bùi Văn Đinh, xóm Bục 2 trồng 2 rừng keo, năm ngoái khai thác cũng thu được 160 triệu đồng/ha.


Gia đình ông Trịnh Đức Thiện, xóm Ba, xã Tử Nê (Tân Lạc) đầu tư trồng 40 cây bưởi đỏ, dự kiến cho thu 200 triệu đồng.

 

Người dân còn tổ chức ươm cây giống bán cho các hộ dân ở trong và ngoài tỉnh, trung bình mỗi cây từ 500 - 700 đồng, nhiều hộ xuất bán hàng chục vạn cây đem lại nguồn thu khá lớn.

Được sự hỗ trợ của Trung tâm KNKL quốc gia, trên địa bàn xã đang triển khai mô hình trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh thuộc Dự án "Xây dựng và phát triển mô hình áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung tại xóm Bin”. Qua 1 năm triển khai, cây phát triển rất tốt, đường kính đạt 3,5- 6 cm, cây cao khoảng 4 m, dự tính khoảng 10 năm cho khai thác, có thể thu nhập khoảng 200 triệu đồng/ha, mở ra hướng phát triển kinh tế đồi rừng trên địa bàn.

Bên cạnh đó, mấy năm nay, người dân trên địa bàn xã chuyển đổi mạnh sang trồng bưởi đỏ. Chúng tôi đến thăm gia đình ông Trịnh Đức Thiện, xóm Ba. Vườn bưởi ở bên suối, sát QL 12 B, chỉ có 40 cây được đầu tư chăm sóc kỹ lưỡng, áp dựng KH-KT trong sản xuất, thế nên dù mới bước vào năm đầu thu bói đã cho thu từ 300- 400 quả/cây, sản lượng cả vườn khoảng 1,2 vạn quả với giá khoảng 20.000 đồng/quả, dự tính thu cỡ 200 triệu đồng…

Hiện tại, diện tích bưởi của xã Tử Nê khoảng 140 ha ở hầu hết các xóm. Diện tích bưởi cho thu hoạch đạt 40 ha. Với giá bán bình quân 20.000 đồng/quả, nhiều hộ đã có nguồn thu hàng trăm triệu đồng/ha như các ông: Phạm Hồng Thái, Phạm Khắc Thường, Phạm Trí Tuệ…

Từ năm 2015, xã Tử Nê về đích nông thôn mới. Kết cấu hạ tầng của xã tiếp tục được đầu tư, nâng cao chất lượng sống của người dân. Xã đã đạt chuẩn về y tế, 2 trường mầm non và THCS đạt chuẩn quốc gia, dự kiến năm 2018 sẽ có thêm trường tiểu học đạt chuẩn. Đường làng, ngõ xóm được đầu tư theo chuẩn NTM, hiện tiếp tục xây dựng một số tuyến đường nội đồng phục vụ phát triển sản xuất. Tỷ lệ hộ dân được dùng nước sạch đạt 99%, không có hoạt động gây ô nhiễm môi trường; 100% hộ sử dụng điện an toàn. Hàng năm, xã phối hợp với các ngành tập trung đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn như dệt thổ cẩm, thêu ren, trồng nấm rơm, đan lát nghề truyền thống, trồng cây có múi... Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự nỗ lực của nhân dân, công tác giảm nghèo bền vững đã đạt được những kết quả khả quan. Hiện, thu nhập bình quân của xã đạt 35 triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo còn 9,2%.

H.L

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục