Với tố chất năng động, sáng tạo, tinh thần xung kích, tình nguyện, các cơ sở Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) TP Hồ Chí Minh khẳng định rõ vai trò là người bạn đồng hành, kết nối, hỗ trợ đời sống để thanh niên, công nhân yên tâm lao động sản xuất.


Trải qua chặng đường mười năm, Chương trình "Lễ cưới tập thể” do Trung tâm Hỗ trợ thanh niên công nhân (trực thuộc Thành đoàn TP Hồ Chí Minh) tổ chức diễn ra hằng năm đúng dịp Quốc khánh 2-9 vẫn là chương trình được người dân thành phố hào hứng đón chờ. Đó còn là ký ức đẹp khó quên của hàng trăm cặp vợ chồng được se duyên bởi những "ông tơ, bà nguyệt” là đoàn viên, thanh niên của Trung tâm phối hợp các đơn vị chung tay tham gia tổ chức. Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ thanh niên công nhân TP Hồ Chí Minh Thái Thị Hoài Sơn cho biết: Từ thực tiễn hoạt động, Trung tâm nhận thấy còn rất nhiều cặp vợ chồng chung sống mà chưa từng được tổ chức lễ cưới vì điều kiện gia đình quá khó khăn. Từ đó chương trình Lễ cưới tập thể đã ra đời, để họ có được một lễ cưới truyền thống trang trọng, ấm áp mà rất tiết kiệm.

Chương trình "Lễ cưới tập thể” đầu tiên của TP Hồ Chí Minh khởi đầu vào ngày 7-7-2007 với hình ảnh đáng nhớ là nụ cười của bảy đôi uyên ương trong trang phục áo dài truyền thống. Mười năm sau, vào ngày 2-9-2017 với số cặp uyên ương được se duyên lên tới 100 đôi. Đúng ngày Quốc khánh, họ hạnh phúc nắm tay nhau cùng dự Lễ cưới tập thể tại tượng đài Bác Hồ. Nhớ lại ngày trọng đại đó, vợ chồng Dương Tấn Huy và Lê Thị Đào, ngụ quận 12 (cùng sinh năm 1983) vẫn không thể quên cảm giác hồi hộp. Chị Đào kể: Năm 2008, chị từ Thừa - Thiên Huế vào thành phố mưu sinh, một năm sau gặp và yêu anh Huy cũng là người đồng hương nhưng không có tiền làm đám cưới nên chỉ về quê đăng ký kết hôn. Lập nghiệp ở thành phố, anh Huy làm phụ hồ, chị Đào bán hàng rong nuôi con nhỏ chỉ đủ tiền trang trải cuộc sống và trả tiền thuê một căn phòng trọ mưu sinh. Và ước mơ của họ đã được "chắp cánh” khi đoàn viên ở phường đến giới thiệu chương trình Lễ cưới tập thể, vợ chồng anh Huy đăng ký tham gia ngay.



Lễ cưới tập thể được Trung tâm Hỗ trợ thanh niên công nhân khởi xướng và duy trì liên tục 10 năm qua, se duyên cho hơn 1.400 thanh niên, công nhân có hoàn cảnh khó khăn.

Niềm vui cứ thế được nhân lên, đến nay sau mười năm, chương trình Lễ cưới tập thể đã tổ chức lễ cưới cho 722 đôi với 1.444 thanh niên, công nhân đã thành vợ chồng. Tổng kinh phí tổ chức cho chương trình hoàn toàn từ xã hội hóa lên đến gần 20 tỷ đồng, 1.444 chiếc nhẫn cưới được trao tặng, gần một nghìn bàn tiệc, hơn 300 thẻ ATM đã trao cho các cặp đôi với tổng giá trị hơn 600 triệu đồng… Năm 2013, Câu lạc bộ Gia đình Lễ cưới tập thể được thành lập và đây cũng chính là ngôi nhà chung cho các cặp đôi chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm về cuộc sống hôn nhân. "Chúng tôi hy vọng chương trình Lễ cưới tập thể sẽ là bước khởi đầu giúp các bạn thanh niên, công nhân có một cuộc sống gia đình hạnh phúc, từ đó nỗ lực vươn lên trong công việc và cuộc sống”, đồng chí Thái Thị Hoài Sơn kỳ vọng.

Bên cạnh đó, chương trình hỗ trợ giải quyết đăng ký định mức điện, nước cho công nhân lao động đang sinh sống ở các nhà trọ, khu lưu trú được lực lượng đoàn viên, thanh niên, quận/huyện đoàn, đoàn các tổng công ty cung cấp dịch vụ phối hợp cùng chính quyền địa phương thực hiện rất tích cực và hiệu quả trong những năm gần đây. Trong tháng 11 vừa qua, Quận đoàn Bình Tân phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Bình Tân, Công an quận, Đoàn Công ty Điện lực Bình Phú, Đoàn Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) ký kết Kế hoạch liên tịch về việc đăng ký mức điện, nước cho công nhân tại các khu nhà trọ, khu lưu trú trên địa bàn quận. Hiện, trên địa bàn quận có gần 34 nghìn đơn vị sản xuất, thu hút hơn 300 nghìn lao động có mức thu nhập thấp với hơn 7.900 nhà trọ (hơn 81.700 phòng trọ), do đó việc cấp định mức điện, nước cho người lao động sử dụng đúng giá quy định là hết sức cần thiết.

Theo đồng chí Nguyễn Thị Kiều Nguyệt, Bí thư Đoàn Sawaco, qua thống kê, tính đến cuối tháng 10, các đơn vị cấp nước đã cấp định mức nước sinh hoạt cho hơn 425 nghìn sinh viên, người lao động thuê nhà để ở trên địa bàn thành phố. Tổng Công ty Điện lực thành phố cũng đã thực hiện cam kết với các chủ nhà trọ và giải quyết cho gần 1,5 triệu công nhân, sinh viên và người lao động thuê nhà để ở được sử dụng đúng giá điện quy định, tăng gần 60 nghìn người so cuối năm 2016.

Đồng chí Nguyễn Việt Quế Sơn, Phó Bí thư Thành đoàn TP Hồ Chí Minh nhận định: Nội dung hỗ trợ ngày càng thiết thực, hướng đến nâng cao đời sống văn hóa tinh thần và vật chất cho công nhân lao động; hình thức hoạt động cũng không ngừng được đổi mới, thể hiện tinh thần tình nguyện của từng đối tượng đoàn viên, thanh niên. Và còn rất nhiều các hoạt động, chương trình hỗ trợ thiết thực và ý nghĩa khác được các cơ sở Đoàn TNCS thành phố Hồ Chí Minh chung tay thực hiện cho lực lượng thanh niên, công nhân nhằm xây dựng thành phố văn minh - hiện đại - nghĩa tình.


Theo Nhandan

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục