(HBĐT) - Tỉnh ta đang trải qua đợt rét đậm, rét hại đáng kể nhất kể từ đầu vụ thu – đông. Theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn trung ương trong những ngày tới, khí hậu miền Bắc sẽ còn tiếp tục có các đợt rét tăng cường. Người chăn nuôi trong tỉnh cần tích cực chuẩn bị lượng thức ăn dự trữ, duy trì che chắn chuồng trại và giữ ấm cho đàn gia súc để hạn chế mức độ thiệt hại.


Theo thống kê của ngành Chăn nuôi và Thú y, tổng đàn vật nuôi toàn tỉnh có khoảng 6,6 triệu con, trong đó đàn gia súc gồm 109.000 con trâu, 67.500 con bò. Chăn nuôi gia súc phát triển ổn định đóng góp quan trọng vào giá trị sản xuất ngành nông nghiệp với tỷ trọng chăn nuôi chiếm 26,4%. Đồng thời, chăn nuôi phát triển theo hướng hàng hóa, quy mô lớn góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống kinh tế hộ. Bên cạnh đó, để bảo vệ và phát triển chăn nuôi bền vững, vấn đề phòng – chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc ở vụ đông là yêu cầu đặt ra cấp thiết đối với người chăn nuôi.


Thú y viên xã Mường Chiềng đôn đốc hộ chăn nuôi che chắn chuồng trại, thực hiện cac biện pháp chống rét cho gia súc.

Bà Phạm Thị Hạnh ở tổ 11, phường Thái Bình đang nuôi 5 con bò cái và 1 bê con. Để bò không bị thiếu thức ăn ở vụ đông này, ngoài diện tích 5.000m2 cỏ voi, cỏ VA6 trồng ở trên đồi và quanh khu vực chuồng trại, bà còn mua thêm cám, cây chuối và tận dụng nguồn cỏ. Bà Hạnh cho biết: vụ lúa mùa – hè thu vừa rồi, nhiều nơi không tích trữ được cây rơm do ảnh hưởng của đợt mưa lũ lịch sử, rơm có rất ít và kém chất lượng. Vì vậy, nguồn cỏ tự trồng và lượng thức ăn tận dụng phải được chủ động tích trữ nhiều hơn. Việc che chắn chuồng trại, chuẩn bị củi, than củi để sưởi ấm gần khu vực gia súc nuôi nhốt cũng đã được gia đình lo xong phòng những lúc nhiệt độ xuống thấp, thời tiết mưa rét. Cũng chính nhờ vậy mà trong lúc này, đàn bò của gia đình bà Hạnh được chăm sóc, bảo vệ tốt.

Tuy nhiên, không phải hộ chăn nuôi nào cũng có nhận thức đầy đủ và ý thức phòng – chống đói, rét cho gia súc ở vụ đông. Theo đồng chí Nguyễn Thị Phương Thủy – Phó chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, hiện tượng thả rông, bỏ đói trâu, bò trong những ngày mưa rét vẫn diễn ra ở một số địa phương, điển hình như các huyện Đà Bắc, Mai Châu, Lương Sơn… Hậu quả thì đã thấy như ở các vụ đông 2015, 2016, trâu, bò của người dân bị chết ở trên rừng do bị đói, rét và bệnh tật xảy ra gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng như vụ ở xóm Ngành - xã Tiến Sơn (Lương Sơn) chết 7 con trâu; xóm Tằm - xã Cao Sơn (Đà Bắc) chết 13 con trâu…

Vào thời điểm tháng 1/2016, người chăn nuôi của tỉnh từng chịu thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại. Một số nơi nhiệt độ ghi nhận chỉ khoảng 2oC– 4oC, có nơi xảy ra hiện tượng băng, tuyết như ở xã Đồng Nghê (Đà Bắc), Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu). Thống kê của ngành NN & PTNT có gần 900 con gia súc bị chết rét, chết đói, thiệt hại lên đến hàng chục tỷ đồng. Với tình hình diễn biến thời tiết cực đoan, dự báo nhiều khả năng vụ đông – xuân năm nay sẽ rét hơn các năm trước, rét đậm, rét hại sẽ kéo dài và xuất hiện nhiều hơn. Cũng theo đồng chí Phó chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, người chăn nuôi cần hết sức lưu ý đến vấn đề nguồn thức ăn và thực hiện các biện pháp phòng - chống rét đậm, rét hại cho đàn gia súc. Nhưng trước tiên, các hộ phải quản lý và chăm sóc tốt, đảm bảo đủ dinh dưỡng cho vật nuôi để tăng sức đề kháng bệnh và khả năng chống chịu giá lạnh. Tuyệt đối không thả rông gia súc, không để chúng tự kiếm ăn, hoặc làm việc ngoài đồng, nhất là vào những ngày giá rét, nhiệt độ dưới 10oC.

Sở NN & PTNT đã có công văn gửi các địa phương trong tỉnh về việc đôn đốc, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng – chống đói, rét cho đàn gia súc. Ngày 15/12/2017, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tiếp tục ban hành kế hoạch kiểm tra công tác phòng – chống đói, rét, dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm ở 11/11 huyện, thành phố. Việc kiểm tra sẽ tiến hành kể từ cuối tháng 12, qua đó nắm bắt tình hình, giám sát chặt chẽ và đôn đốc thực hiện, áp dụng các biện pháp phòng – chống đói, rét, dịch bệnh tại các địa phương và tận hộ chăn nuôi. Đồng thời tăng cường nhắc nhở, khuyến cáo người dân chăm sóc và bảo vệ đàn gia súc thật tốt để tránh tình trạng rét đậm, rét hại gây thiệt hại, hạn chế tới mức thấp nhất những tổn thất kinh tế bởi gia súc cũng chính là sản nghiệp lớn đối với các hộ, ảnh hưởng trực tiếp tới công tác phát triển chăn nuôi.


Bùi Minh

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục