(HBĐT) - Với 76 hộ, 310 nhân khẩu, 100% là người dân tộc Dao, thu nhập và đời sống của người dân xóm Dướng, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) chủ yếu dựa vào sản xuất nông- lâm nghiệp với 97 ha ngô, 9,4 ha lúa nước và chăn nuôi, đánh bắt thuỷ sản trên vùng hồ Hòa Bình.


Cấp uỷ, chính quyền xóm Dướng, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước và hương ước của xóm, bản.


Mặc dù đời sống vật chất chưa thật sự sung túc nhưng đời sống tinh thần của người dân xóm Dướng luôn vui tươi, lành mạnh. Tình làng, nghĩa xóm gắn bó, những bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc được bảo tồn, phát huy. Người dân luôn chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn, cùng nhau vượt qua đói nghèo để hướng tới mục tiêu vươn lên làm giàu ngay trên vùng đất quê hương.

Trưởng xóm Dướng Bàn Văn Khánh bộc bạch: "Đói cho sạch, rách cho thơm”, đó là nếp sống bao đời nay người Dao nói chung và ở bản Dướng nói riêng luôn trân trọng giữ gìn và phát huy. Từ đó, việc ăn ở, sinh hoạt, trang phục, tiếng nói, chữ viết không bị mai một. "Lá lành đùm lá rách” cũng là nét đẹp của người Dao. Theo đó, từng nhóm hộ tương trợ, giúp đỡ nhau ngày công làm đất, chăm sóc và thu hoạch lúa, hoa màu, xây dựng nhà cửa và thường xuyên trao đổi nâng cao trình độ thâm canh, năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt, xóm tổ chức nhiều hoạt động cộng đồng để tạo sự gắn kết và xây dựng cuộc sống lành mạnh.

Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, năm 2008, lớp dạy tiếng Dao đầu tiên của huyện Đà Bắc được mở tại xóm Dướng với 120 học viên là người dân trong xóm và các xóm Mó Nẻ, Thín, Lau Bai, Trà Quy tham gia được duy trì liên tục cho đến nay. Anh Bàn Văn Thanh, 42 tuổi ở xóm Dướng cho biết: "Trong lớp học tiếng Dao tôi là học viên cao tuổi nhất, người trẻ nhất theo học mới 10 tuổi. Chúng tôi học không chỉ để bảo tồn chữ viết, tiếng nói của người Dao, qua những giờ học trên lớp mọi người còn được giáo dục ý thức và kỹ năng sống với những lời nhắc nhở cụ thể, thiết thực như không lười lao động, không tham gia vào các tệ nạn cờ bạc, ma tuý, mại dâm; không trộm cắp, phá hoại tài sản của người khác... Vì vậy, mỗi tuần chỉ học 1 buổi vào chủ nhật nhưng học viên tham gia rất đều và tự chuẩn bị giấy, bút cùng học phí 50.000 đồng/tháng.

Cùng với việc duy trì hiệu quả lớp dạy chữ Dao, 100% trẻ trong độ tuổi ở xóm Dướng được đến trường. Đội văn nghệ cùng 4 đội bóng chuyền thường xuyên tổ chức giao lưu, thi đấu. Đặc biệt, đội văn nghệ đã sưu tầm và sử dụng thành thục các nhạc cụ truyền thống như kèn pí lè, trống, thanh la, chũm choẹ, chuông, tù và nhị, sáo, đàn môi...Trong đó, "Múa chuông” và "Tết nhảy” đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc không thể thiếu của người Dao xóm Dướng trong mỗi dịp Tết đến, xuân về. Trò chơi của người Dao xóm Dướng cũng đa dạng gồm nhiều thể loại như trò bắt dây bằng các ngón tay, đu dây, đánh quay, đánh còn... Không chỉ duy tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, qua công tác tuyên truyền, vận động của cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, người dân trong xóm đã nâng cao ý thức tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, tổ chức lễ hội và xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan.

Trong nhịp sống mới, chi bộ xóm Dướng với 14 đảng viên luôn phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo và tinh thần đầu tầu, gương mẫu trong mọi lĩnh vực đời sống. Già làng Bàn Văn Thân đánh giá: Dưới sự lãnh đạo của chi bộ, người dân xóm Dướng đã chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương. Xóa bỏ tập tục du canh, du cư. Quá trình lao động sản xuất dân cư trên địa bàn vừa phát triển nương rẫy theo quy hoạch, vừa đẩy mạnh trồng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng hợp lý. Đặc biệt, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đến nay, 80% hộ dân trong xóm đã được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trên 90% hộ được sử dụng điện lưới quốc gia. Thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm”, nhân dân đã tự nguyện hiến đất, đóng góp ngày công để bê tông hóa hệ thống đường nội xóm và xây dựng các công trình phúc lợi.

Xác định đảm bảo ANTT có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH, cấp uỷ, chính quyền xóm đã duy trì hiệu quả hoạt động của tổ hoà giải, tổ an ninh tự quản đảm bảo giải quyết kịp thời các mâu mắc ngay tại cơ sở. Chỉ đạo lực lương dân quân và đội ngũ công an viên đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tăng cường tuần tra, canh gác. Theo đó, 8 năm qua, xóm Dướng không xảy ra phạm pháp hình sự, không có người mắc vào các tệ nạn cờ bạc, ma tuý, mại dâm. Với kết quả đó, năm 2017, xóm Dướng được công nhận là khu dân cư tiêu biểu với trên 70% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa.

 


                                                                               Đ.P

 


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục