(HBĐT) - Chúng tôi về xứ đạo Đồng Gianh (thôn Đồng Gianh, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy) đúng dịp bà con giáo dân chuẩn bị đón Lễ Noel và năm mới. Con đường bê tông rộng rãi, yên bình dẫn chúng tôi đi qua những ngôi nhà xây kiên cố, khang trang, những vườn cây sai trĩu trái chín. Một mùa xuân mới lại về mang theo nhiều hy vọng, hạnh phúc, ấm no và an lành cho bà con giáo xứ Đồng Gianh cũng như giáo dân trên toàn huyện Lạc Thủy.


Giáo dân Quách Thị Kính, thôn Đồng Gianh, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy (người đứng giữa) tiên phong phát triển kinh tế.

 

Đến thăm hộ giáo dân Quách Thị Kính ở thôn Đồng Gianh, chúng tôi được đưa đi thăm mô hình VAC rộng hơn 2 ha đang có nhiều sản phẩm đến kỳ thu hoạch. Cô Kính chia sẻ: Gia đình tôi hiện có 130 cây bưởi đang cho thu hoạch, năm nay bưởi cho năng suất cao, giá thành ổn định nên dự kiến sẽ cho thu nhập khá. Ngoài ra còn có 3 ao nuôi thả cá và duy trì chăn nuôi mỗi năm xuất 300 con lợn, 4.000 con vịt và hơn 3.000 con ngan. Tổng thu nhập đạt khoảng 500 – 600 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 200 triệu đồng /năm.

Bí thư chi bộ thôn Đồng Gianh Lê Văn Đại cho biết: Xóm có 250 hộ thì 150 hộ là đồng bào công giáo. Những năm qua, đời sống của người dân nói chung, đồng bào công giáo nói riêng đã có nhiều khởi sắc. Đặc biệt là khi triển khai việc xây dựng NTM, bà con giáo dân tích cực hưởng ứng, hiến đất, đóng góp tiền, ngày công mở rộng đường GTNT, xây dựng các công trình phúc lợi và nhất là thi đua phát triển kinh tế. Xóm tập trung mở rộng diện tích cây ăn quả có múi và chăn nuôi. Hiện, xóm có trên 30 ha cây ăn quả, chủ yếu là bưởi và cam. Thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 28 triệu đồng /năm. Trong xóm có nhiều hộ đồng bào công giáo tiên phong phát triển kinh tế với thu nhập đạt từ 300 – 500 triệu đồng /hộ như các ông, bà: Quách Thị Kính, Bùi Văn Động, Quách Văn Sỹ…

Với tinh thần sống "tốt đời, đẹp đạo” không chỉ giáo xứ Đồng Gianh mà giáo dân các giáo xứ trên địa bàn huyện như giáo xứ Khoan Dụ cũng luôn tiên phong, tích cực phát triển kinh tế, xây dựng NTM. Bí thư Đảng ủy xã Khoan Dụ Nguyễn Văn Thùy cho biết: 70% dân số xã Khoan Dụ là đồng bào công giáo. Cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm, tạo điều kiện cho hoạt động tôn giáo được diễn ra đúng quy định. Luôn chăm lo cũng như nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân nói chung, đồng bào công giáo nói riêng. Các chế độ, chính sách, hoạt động an sinh xã hội được quan tâm. Nhân dịp Lễ Noel, Tết Nguyên đán… các cấp, các ngành đã thăm hỏi, tặng quà động viên đồng bào công giáo. Các chương trình xoá đói, giảm nghèo; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp... được bà con giáo dân tích cực hưởng ứng. Đặc biệt, năm 2017, Khoan Dụ là một trong những xã bị thiệt hại nặng nề do mưa lũ, bà con giáo dân đã đoàn kết, đồng lòng chung tay cùng nhân dân trong xã khôi phục lao động sản xuất. Do vậy, cuộc sống đồng bào giáo dân, nhân dân dần ổn định, thu nhập bình quân đầu người toàn xã ước đạt trên 33 triệu đồng.

Hiện nay, huyện Lạc Thủy có hơn 7.800 người theo đạo Công giáo, 9.392 người theo Phật giáo, chiếm 26,1% dân số toàn huyện. Những năm qua, bà con giáo dân luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước theo tinh thần "kính Chúa, yêu nước”. Giáo dân chung sống hòa thuận, đoàn kết, không có sự phân biệt "đạo” và "đời”; tích cực cùng nhân dân trong huyện triển khai thực hiện hiệu quả nhiều Nghị quyết quan trọng của huyện như mở rộng diện tích cây ăn quả có múi, xây dựng NTM, xây dựng đời sống văn hóa…

Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Bùi Thị Phương Loan cho biết: Năm qua, huyện đã hoàn thành đạt và vượt 24/24 chỉ tiêu đề ra của năm 2017. KT -XH huyện có một số điểm nhấn đáng phấn khởi như tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm trên 9.500 ha, đạt 104% kế hoạch; kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đặc biệt, việc công bố nhãn hiệu tập thể "Cam Lạc Thủy” và hình thành các vùng chuyên canh cây ăn quả với tổng diện tích trên 1.000 ha có ý nghĩa lớn trong tiến trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế. Nhờ vậy, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất duy trì ở mức 13,5%, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt gần 60 tỷ đồng (đạt 124% so với dự toán tỉnh giao)…

Phong trào thi đua yêu nước được các đơn vị tổ chức thực hiện có hiệu quả. Nhiều phòng, ban, ngành, các đoàn thể chính trị đạt top đầu trong phong trào thi đua của tỉnh, trong đó có nhiều ngành, đơn vị đạt lá cờ đầu. Kết quả này có sự đóng góp rất đáng ghi nhận của đồng bào giáo dân trên địa bàn toàn huyện. Kết thúc năm 2017 với rất nhiều niềm vui, sau khi chào đón Lễ Noel, Tết Dương lịch, bà con giáo dân cùng hân hoan đón Tết Nguyên đán và phấn khởi bước sang năm mới với nhiều hy vọng, mục tiêu mới.

 

Dương Liễu

 

 

Các tin khác


Hiệu quả từ các hoạt động Dự án VIE071

Sau 3 năm triển khai (2021 - 2024), dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam” (VIE071) đã hoàn thành mục tiêu thành lập 30 câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) trên địa bàn tỉnh. Mô hình sau khi đưa vào hoạt động đã, đang tăng cường sự tham gia của NCT trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tăng nhu nhập… trong cộng đồng xã hội. Từ đó nhanh chóng thích ứng với xu hướng già hóa dân số, đồng thời giúp NCT sống vui - khỏe - hạnh phúc.

Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục