(HBĐT) - Gương mặt thân thiện, tính tình cởi mở, hòa đồng - đó là những đặc điểm chung ở những tình nguyện viên (TNV) của Đội công tác xã hội tình nguyện (ĐCTXHTN) tôi từng gặp, chuyện trò. Họ là ai và làm công việc gì có lẽ ít người biết. Khi biết rồi hẳn sẽ nhận được những cái nhìn cảm phục.


Mang tấm chân tình thăm hỏi, động viên những người lầm lỡ

Đó là việc mà anh Nguyễn Chí Dũng, Đội trưởngĐCTXHTN thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn đã làm trong 12 năm qua. Anh Dũng chia sẻ: "Công việc của những TNV nếu nhìn tổng thể thì có gì đó na ná như dân gian vẫn thường nói "ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”. Cái khác là ở chỗ chúng tôi không thể vác "tù và” mà nói xơi xơi ở khắp đường làng, ngõ xóm để tất cả mọi người phải nghe rằng: Hãy tránh xa cờ bạc, ma túy, mại dâm và nếu đã lỡ mắc thì hãy từ bỏ… mà phải đến từng nhà, tìm từng đối tượng đã mắc hoặc nghi mắc tai, tệ nạn xã hội (TNXH) để tuyên truyền, động viên, khuyên nhủ. Tìm gặp được đối tượng đã khó, động viên, khuyên nhủ thế nào để đối tượng thấy rằng phải xóa bỏ những bước chân lầm lỡ mà bước đi trên con đường sáng, hay nói rõ hơn là hoàn lương để hòa nhập trở lại với cộng đồng còn khó khăn hơn gấp bội phần…”. Quả thật, ai đã từng nghe, từng chứng kiến cuộc sống đời thường của những người nghiện ma túy hay gái mại dâm chuyên nghiệp mới thấy hết độ khéo của họ trong từng lời ăn, tiếng nói, cách cư xử để không bị cưỡng chế đi cai nghiện hoặc vào trại giáo dưỡng. Trong khi TNV chỉ là những hạt nhân có uy tín (đoàn viên, hội viên của các đoàn thể, MTTQ xã, thị trấn) được tập huấn sơ sơ về kỹ năng, nghiệp vụ tiếp cận, tuyên truyền, cảm hóa đối tượng.


Ông Đỗ Đăng Nhân (người ngồi giữa) giới thiệu với lãnh đạo UBND thị trấn Hàng Trạm và xã Lạc Thịnh (Yên Thủy) kế hoạch hoạt động của Đội công tác xã hội tình nguyện năm 2018 ông vừa soạn thảo.

"Phải nói rằng, các TNV hết sức nhiệt tình, tâm huyết, họ luôn là lực lượng đi đầu trong trong hoạt động phòng - chống tệ nạn ma túy, mại dâm, HIV/AIDS… trên địa bàn”- đồng chí Phạm Văn Chiến, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) xác nhận. Để nhấn mạnh thêm vai trò của những thành viên ĐCTXHTN trong công tác phòng - chống TNXH trên địa bàn, Phó Chủ tịch Chiến chia sẻ: Những năm 1989-1990 (hậu các đợt khai thác vàng trái phép trong và ngoài tỉnh) riêng thị trấn Vụ Bản có hàng trăm đối tượng nghiện ma túy (số người nghiện cao nhất huyện). Theo đó, tình hình trộm cắp, đánh chém lẫn nhau, nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng, tình hình ANTT của thị trấn luôn ở thế căng như dây đàn. Huy động cả hệ thống chính trị và nhân dân tham gia phòng - chống TNXH là việc được ưu tiên gần ngang bằng với phát triển KT-XH, đó là chuyện có thật ở thị trấn Vụ Bản những năm 2000. Đến năm 2007, ĐCTXHTN được thành lập và họ thực sự là cánh tay nối dài của cấp ủy, chính quyền trong việc giữ bình yên cho khối phố. Anh Vinh, anh Dũng, chị Huyền, chị Quý, anh Hiền, chị Thảo, chị Chung là các TNV qua các thời kỳ đã không quản ngày đêm đến thăm hỏi, động viên, tuyên truyền, cảm hóa các đối tượng. Hiện tại, số người nghiện ma túy có mặt trên địa bàn thị trấn còn 29 người, có 15 người nghi nghiện, 7 người đi cai nghiện, 9 người thuộc đối tượng tù tha và 24 người nhiễm HIV/AIDS… Những người thường xuyên tiếp cận, cảm hóa những đối tượng này chính là các anh, chị em ĐCTXHTN.

Góp sức để khu dân cư được êm ấm

"Con cháu trong nhà bảo tôi xin nghỉ đi, già rồi kham gì cho khổ, nhưng còn sức thì tôi còn làm. Không chỉ để vui mà thấy rằng, việc mình làm đã góp phần giữ cho KDC được êm ấm”- ông Đỗ Đăng Nhân, Đội trưởng ĐCTXHTN thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) chia sẻ như vậy khi tôi hỏi về tuổi và công việc ông đang làm. Ngoài 70 tuổi, có 12 năm làm đội trưởng ĐCTXHTN, ông Nhân thuộc vanh vách những phần việc mà ông và những TNV trong đội đã và đang làm: Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn tệ nạn ma túy, mại dâm, giảm lây nhiễm, giảm tác hại của HIV/AIDS, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về; tham gia quản lý, tư vấn, giáo dục, cảm hóa, vận động người nghiện ma túy, người bán dâm hoàn lương, nạn nhân bị mua bán hòa nhập cộng đồng; phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về phòng - chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS, mua bán người để báo cáo cho các cơ quan chức năng cùng phối hợp, xử lý…Đầu mục công việc là vậy, nhưng xây dựng kế hoạch thế nào để triển khai có hiệu quả, đó là điều mà ông Nhân luôn trăn trở.

"Đã là người trong cuộc nên tôi luôn thấy có một phần trách nhiệm của mình trong công tác phòng, chống TNXH. Tôi không thể quay lưng đi khi biết rằng hiện tại tình hình TNXH trên địa bàn thị trấn vẫn luôn diễn biến phức tạp (13 người nghiện và sử dụng trái phép chất ma túy) đang thực hiện các biện pháp giáo dục tại cộng đồng. Phải có người động viên, giúp đỡ họ chứ. Đã có các anh, các chị đại diện cho các tổ chức, đoàn thể, KDC nhưng không thể phủ nhận TNV như chúng tôi là những người họ cần nhất. Đôi lúc cũng thấy mệt mỏi nhưng chúng tôi luôn động viên mình hãy cố gắng: vì động viên, giúp đỡ những người lầm lỡ đó là phương cách hữu hiệu để ngăn chặn, đẩy lùi TNXH, để mỗi KDC được thanh bình, êm ấm” - ông Nhân trần tình.


Thúy Hằng


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục