(HBĐT) - Trong suốt những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đồng bào Dao ở xóm Suối Rèo (ngày nay thuộc xã Vĩnh Tiến, Kim Bôi) thuộc xóm Vĩnh Tiến (xã Vĩnh Đồng, tổng Kim Bôi, châu Lương Sơn) luôn đoàn kết, tích cực lao động sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, giải phóng hoàn toàn miền Bắc. Ngày nay, phát huy những truyền thống cách mạng của quê hương, bà con Suối Rèo không ngừng nỗ lực khắc phục khó khăn, từng bước xây dựng cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc.


 

Hệ thống đường giao thông nông thôn được đầu tư cải tạo, đáp ứng nhu cầu giao thương của người dân xóm Suối Rèo, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi).

Bản Suối Rèo được hình thành từ lâu đời trên cơ sở hợp nhất các khu: Đôi Đông, Cửa Pi, Cùm Trầm, bà con sinh sống ở đây hầu hết là dân tộc Dao quần chẹt. Lúc bấy giờ, trên 90% dân bản không biết chữ, các hủ tục phong kiến lạc hậu, mê tín dị đoan còn nặng nề. Đã vậy, mảnh đất nơi họ sinh sống lại chẳng được thiên nhiên ưu đãi. Thiên tai xảy ra liên miên khiến cuộc sống vốn đã khó khăn của những con người chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp càng thêm cơ cực. Thời kỳ thực dân phong kiến, bà con chịu sự đàn áp, bóc lột nặng nề, quanh năm sống trong đói nghèo.

Cách mạng về, thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân bản Suối Rèo nói riêng cũng như toàn xã nói chung cùng đồng lòng, sát cánh chống "giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”. Với sự lãnh đạo của chính quyền địa phương, bà con thi đua tăng gia sản xuất. Đồng thời, tích cực tham gia các lớp bình dân học vụ, xây dựng nếp sống mới, đấu tranh xóa bỏ các hủ tục trong cưới xin, ma chay, mê tín dị đoan, từ bỏ lối sống cũ để định canh, định cư. Cùng với sự phát triển của phong trào cách mạng, cuộc sống của đồng bào người Dao từng bước được cải thiện. Nạn đói cơ bản được đẩy lùi, tỷ lệ mù chữ giảm, nếp sống văn hóa mới dần được thực hiện nghiêm túc.

Trong thời kỳ đổi mới, Chi bộ và nhân dân bản Suối Rèo luôn nỗ lực phấn đấu phát triển KT-XH. Đến nay, hệ thống cơ sở vật chất điện, đường, trường, trạm được đầu tư cải tạo, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu của bà con. Màu xanh của cây lúa, cây ngô đã phủ kín những vùng đất hoang hóa ngày nào. Nhà tạm, nhà dột nát dần biến mất, thay vào đó là những ngôi nhà kiên cố được xây dựng theo kiến trúc đặc trưng của người Dao. Các hộ đã có ti vi, xe máy, khá hơn thì có thêm máy tuốt lúa, máy cày. Ngoài sản xuất nông nghiệp, nhiều hộ mạnh dạn chọn hướng phát triển kinh tế mới như lâm nghiệp, dịch vụ, nhằm nâng cao thu nhập, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của bản và của toàn xã Vĩnh Tiến.

Anh Lý Xuân Kính, Trưởng bản Suối Rèo cho biết: Hiện nay, bản có 83 hộ với trên 400 nhân khẩu. Qua nhiều dự án, chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện và xã, bà con có cơ hội được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển kinh tế. Khoảng 5 năm trước, cả bản có tới gần 50 hộ nghèo, thu nhập bình quân chỉ đạt 5 triệu đồng/người/năm, đến nay số hộ nghèo giảm còn 41 hộ, thu nhập bình quân đạt 8 triệu đồng/người/năm. Cả bản còn 5 nhà tạm, đã xuất hiện những tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi như hộ bà Triệu Hồng Nghiêm, hộ ông Triệu Văn Hòa. Những kết quả đạt được tuy chưa cao nhưng với sự quan tâm, chỉ đạo của chính quyền, các cấp ủy Đảng, bà con có thêm nguồn động lực để phấn đấu vượt khó.

 Thu Hằng


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục