(HBĐT) - Siêu rẻ lại "siêu ngon”, đó là lời quảng cáo của những trang mạng xã hội dành để nói về loại kem được cho là có xuất xứ "nội địa Trung Quốc”. Cùng với nhiệt độ tăng cao của mùa hè, loại kem này cũng đang "nóng” và được nhiều chị em tìm mua.

Khoảng gần 2 tháng nay, nhiều chị em xôn xao với loại kem được quảng cáo là hàng "nội địa Trung Quốc”. Với 10 hương vị khác nhau trong mỗi thùng, gồm: ngô, sô cô la, đậu xanh, dâu, va ni… Loại kem này được rao bán với giá từ 120.000 - 180.000 đồng/thùng 40 chiếc (khoảng 3.000 đồng/que). Theo quảng cáo của người bán hàng trên mạng facebook, do là hàng nội địa Trung Quốc lại được "xách tay” về nên không có thêm nhãn tiếng Việt, mỗi thùng có hạn sử dụng 5 tháng.

Qua tìm hiểu, chủ yếu các chủ shop bán kem Trung Quốc đến từ các tỉnh, thành phố phía Bắc và cũng chỉ nhận giao hàng tại khu vực phía Bắc. Lần theo mạng xã hội, phóng viên đã liên hệ với V.T, một đầu mối ở tỉnh Lào Cai. T. cho biết: Có mối nhập hàng từ Trung Quốc về, chất lượng rất đảm bảo. Kem có 2 dạng là kem cây và ốc quế với nhiều hương vị phong phú, giá buôn 1.100.000 đồng/thùng 400 chiếc (chưa đến 3.000 đồng/que). Nếu khách muốn mua loại rẻ hơn cũng có, tuy nhiên không ngon bằng loại kem "đắt tiền”.

Một đầu mối khác chuyên cung cấp kem "nội địa Trung Quốc” cho biết: "Kem có 2 loại, loại 1 có giá 120.000 đồng/hộp 40 chiếc, loại 2 có giá 70.000 đồng/hộp 40 chiếc, tuỳ vào yêu cầu của khách hàng sẽ đóng hộp và miễn phí thùng xốp”. Như vậy, mỗi chiếc kem nội địa Trung Quốc có chưa đến 3.000 đồng, chỉ bằng khoảng 1/3 loại loại kem bình thường sản xuất trong nước và thấp hơn nhiều so với những loại kem nhập từ Hàn Quốc, Nhật Bản...

Kem "nội địa Trung Quốc” được nhiều người khen ngon, hợp túi tiền nhưng thành phần như thế nào, nguồn gốc thực sự ở đâu thì đa phần người dùng khá lơ mơ. Chị Nguyễn Linh, nhân viên văn phòng của một doanh nghiệp tại thành phố Hòa Bình cho biết: "Tôi thấy rộ trên mạng xã hội thì mua về ăn cho biết chứ bao bì toàn tiếng Trung Quốc làm sao đọc được”.

Quả thật, khi mua loại kem này về kiểm tra, phóng viên thấy sản phẩm hoàn toàn không gắn thêm nhãn tiếng Việt. Trên bao bì của mỗi que kem hoàn toàn chỉ có chữ Trung Quốc. Một số chiếc hạn sử dụng đã mờ không thể đọc được. Hộp carton lớn đựng 40 chiếc kem thì không nhãn mác, xuất xứ. Thực tế, loại kem này chủ yếu được bán trên các diễn đàn mạng xã hội rồi "ship” đến tận nhà cho người dùng nên các cơ quan chức năng khó tìm được địa điểm để kiểm tra, đánh giá chất lượng.

"Kem nội địa Trung Quốc không thể có giá rẻ như thế”, bà Nguyễn Thị Anh, chủ một đại lý đã có kinh nghiệm nhiều năm kinh doanh mặt hàng này khẳng định. "Một chiếc kem Trung Quốc giá bao giờ cũng từ 3 nhân dân tệ trở lên (tức khoảng 10.000 đồng/que). Trong khi về Việt Nam, giá bán chỉ bằng một nửa. Vậy còn tiền công vận chuyển, tiền hưởng chênh lệch của các tiểu thương ở đâu?”- Bà Anh dẫn chứng thêm. Thực tế này đòi hỏi cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ và trước hết người dân phải tỉnh táo trước những quyết định tiêu dùng của mình, tránh tình trạng vì "ăn vô tư” mà ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng.

P.V

Các tin khác


Xã nghèo nuôi ước vọng “nông thôn mới”

(HBĐT) - Bởi xuất phát điểm thấp nên cho đến nay (năm 2018), xã Mỹ Hòa - Tân Lạc mới đạt 12 tiêu chí nông thôn mới (NTM). Với những gì đang có thì những tiêu chí còn lại đều khó thực hiện. Tuy nhiên, ước vọng xây dựng xã NTM luôn được nuôi dưỡng từ cấp ủy, chính quyền đến người dân trong xã.

Bàn giao 5 nhà nghĩa tình đồng đội

Tính đến hết tháng 5, Hội CCB huyện Lạc Sơn phối hợp với các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm xây dựng nguồn quỹ với tổng số tiền 125 triệu đồng để hỗ trợ, xây dựng nhà nghĩa tình đồng đội. Qua đó đã bàn giao cho 5 hội viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại các xã: Tân Lập, Ngọc Sơn, Chí Thiện, ân Nghĩa và thị trấn Vụ Bản.

Hành khách cần ra sân bay Tân Sơn Nhất sớm nhất có thể

Vietnam Airlines khuyến nghị hành khách thu xếp thời gian ra sân bay Tân Sơn Nhất sớm nhất có thể, đặc biệt tránh di chuyển qua trục đường Trường Sơn.

Hiệu quả từ phong trào thi đua yêu nước ở huyện Cao Phong

(HBĐT) -Những năm qua, huyện Cao Phong luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phát động các phong trào thi đua yêu nước sát thực tế. Ngay từ đầu năm, huyện tổ chức phát động, đề ra mục tiêu, các chỉ tiêu cụ thể và giải pháp thực hiện. Trong đó, tập trung đẩy mạnh phong trào thi đua chuyên đề gắn với các nhóm lĩnh vực công tác.

“Khúc hòa ca” của thôn Đồng Nội

(HBĐT)- Ngày 25 hàng tháng có lẽ là ngày vui đều đặn nhất của thôn Đồng Nội, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy). Bởi tháng nào cũng thế, đây là ngày cả thôn nhộn nhịp ra quân làm vệ sinh môi trường. Già, trẻ, gái, trai, thanh niên, phụ nữ, đến cả thiếu niên, nhi đồng cũng tự giác tham gia công việc chung. Người trồng cây, nhổ cỏ, người phát quang bờ bụi, quét dọn đường làng, ngõ xóm, chẳng mấy chốc đều phong quang, sạch sẽ.

“Chung tay vì người nghèo -không để ai bị bỏ lại phía sau”

(HBĐT) - Hưởng ứng phong trào thi đua "Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động, tỉnh ta đã ban hành kế hoạch tổ chức phong trào thi đua "Hòa Bình chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2016 - 2020. Thực hiện kế hoạch, các cấp ủy Đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh đã huy động mọi nguồn lực, triển khai nhiều hoạt động thiết thực, chung tay giúp đỡ người nghèo ổn định cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục