(HBĐT) - Trong những năm qua, các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh đã ban hành nhiều văn bản nhằm cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phát triển đội ngũ trí thức, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho đội ngũ trí thức hoạt động có hiệu quả.


Cán bộ Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Hòa Bình ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô trong sản xuất giống cây lâm nghiệp.

Đồng thời, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để đội ngũ trí thức trong, ngoài tỉnh nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu KHCN vào các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn tỉnh. Giai đoạn 2008-2017, đội ngũ trí thức trong, ngoài tỉnh đã thực hiện 216 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh với tổng kinh phí trên 73,1 tỉ đồng. 

Năm 2008, toàn tỉnh có 6 người có trình độ tiến sỹ và chuyên khoa II, 372 người có trình độ thạc sỹ và chuyên khoa I, 9.575 người có trình độ đại học, 5.237 người có trình độ cao đẳng; về lý luận chính trị có 496 người có trình độ cử nhân và cao cấp, 879 người có trình độ trung cấp. 

Đến cuối năm 2017, toàn tỉnh có 31.796 cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, huyện, xã. Trong đó, có 20.019 công chức, viên chức có trình độ từ cao đẳng trở lên, chiếm 63% (có 51 người trình độ tiến sỹ và tương đương, 957 người trình độ thạc sỹ và tương đương, 12.282 người trình độ đại học, 6.729 người trình độ cao đẳng). Về lý luận chính trị có 7112 người trình độ cử nhân và cao cấp, 1.275 người trình độ trung cấp, 2.341 người trình độ sơ cấp. Sau 10 năm, đội ngũ trí thức của tỉnh tăng nhanh về số lượng, chất lượng đổi mới rõ rệt, có nhiều đóng góp quan trọng trong quá trình CNH-HĐH và phát triển KT-XH của tỉnh. 

Trong khối cơ quan nhà nước, doanh nghiệp hay trên các lĩnh vực khác như nông - lâm nghiệp, KH-CN, y tế, giáo dục, văn hóa, đội ngũ trí thức đã tích cực tham gia tham mưu cho cấp ủy, chính quyền ban hành các chủ trương, chính sách, giải pháp thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đổi mới công nghệ, thực hiện nhiều đề tài khoa học cấp tỉnh, cấp bộ, cấp nhà nước được công nhận, triển khai thực hiện mang lại hiệu quả KT-XH, ứng dụng KHCN nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Nổi bật trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp có đề tài "Xây dựng ngân hàng gen đông lạnh để nhân giống vật nuôi bản địa”, "Nhân giống thương phẩm cá đặc sản vùng lòng hồ sông Đà”, "Bình tuyển cây có múi đầu dòng để bảo tồn và nhân rộng”... Nhờ vậy, trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã đạt những kết quả tích cực: Xây dựng vùng cam Cao Phong có bộ giống chất lượng tốt, năng suất cao; phát triển một số vùng nông sản hàng hóa có lợi thế cạnh tranh của tỉnh như: rau su su, quýt, bưởi da xanh (Tân Lạc), quả lặc lày (Lương Sơn), nhãn (Kim Bôi), chè shan tuyết (Mai Châu)... góp phần tích cực trong phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho nông dân, thực hiện có hiệu quả CTMTQG xây dựng nông thôn mới. Trong lĩnh vực CN-XD có nhiều chuyển biến trong đổi mới công nghệ, đã xóa bỏ các lò gạch thủ công triển khai sản xuất các loại gạch không nung, đổi mới công nghệ sản xuất xi măng lò đứng sang công nghệ lò quay với năng suất, chất lượng cao, thân thiện hơn với môi trường. Đội ngũ trí thức trong lĩnh vực y tế đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật cao như phẫu thuật thay khớp háng, nội soi khớp gối, phẫu thuật các khối u não, nội soi cắt u đại tràng, lọc máu liên tục..., chất lượng khám chữa bệnh ngày một nâng lên, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. 

Để xây dựng đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH, tỉnh đã chú trọng thực hiện các chính sách trọng dụng, đãi ngộ, tạo chuyển biến căn bản trong đào tạo, bồi dưỡng trí thức. Từ năm 2010 đến nay, toàn tỉnh đã tuyển dụng 3.004 công chức, viên chức có trình độ đại học trở lên; xem xét, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và kéo dài thời gian giữ chức vụ đối với 626 lượt cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Nhiều văn bản thu hút nhân tài được ban hành, tiếp nhận một số bác sỹ, dược sỹ về công tác tại tỉnh . Từ năm 2007 2012, tỉnh đã thực hiện hỗ trợ kinh phí cho 115 người đi học sau đại học, trong đó có 1 tiến sỹ, 64 thạc sỹ, chuyên khoa cấp I, II, tiếp nhận trên 50 sinh viên tốt nghiệp đại học loại khá, giỏi về tỉnh công tác. Từ năm 2012 đến nay tỉnh đã tiếp nhận, thu hút được 1 thạc sỹ tốt nghiệp loại xuất sắc tại nước ngoài, 1 sinh viên tốt nghiệp thủ khoa đại học trong nước về công tác, thu hút 21 bác sỹ với tổng kinh phí 1.170 triệu đồng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức trong các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp được tăng cường. Trong 10 năm (2008-2017), toàn tỉnh đã mở 1.139 lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị cho 126.241 công chức; phối hợp đào tạo, cử đi đào tạo trình độ cao đẳng trở lên cho 4.308 lượt cán bộ, công chức (có 3.502 lượt đào tạo đại học, cao đẳng, 806 lượt đào tạo sau đại học); cử đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài 309 công chức, viên chức. Tổ chức các lóp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ chuyên ngành, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, tin học, ngoại ngữ... cho 121.566 các bộ, công chức. Tổng kinh phí thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng trong giai đoạn 101,8 tỉ đồng.

 

Hà Thu


Các tin khác


Giảm thiểu lao động trẻ em: Thay đổi từ nhận thức

Thống kê gần đây cho thấy, nước ta có 1,75 triệu động trẻ em. Để giảm thiểu và tiến tới chấm dứt lao động trẻ em, cần thay đổi nhận thức của nhiều phía.

Dạy bơi cho 50 em học sinh trường TH&THCS Hữu Lợi

(HBĐT)-Từ 3- 19/6, Chương trình phát triển vùng Yên Thủy, Huyện Đoàn Yên Thủy phối hợp tổ chức khóa học bơi mùa hè năm 2018 cho 50 em học sinh trường TH&THCS Hữu Lợi.

Nỗ lực thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, sở, ban, ngành và các huyện, thành phố trong tỉnh đã nỗ lực triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn được quan tâm đầu tư. Các chính sách giảm nghèo được giải quyết kịp thời, đúng quy định. Nhờ đó đã giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần thúc đẩy KT-XH của tỉnh phát triển. Năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 18% (bằng 38.293 hộ nghèo /212.769 hộ dân), giảm 2,94% so với năm 2016. Năm 2018, toàn tỉnh phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo 3,1%.

Lời cảm ơn

Gia đình chúng tôi xin chân thành cảm ơn:

Chở niềm vui đến với trẻ em xóm nghèo

(HBĐT) - Khi tiếng ve râm ran trên cánh rừng, cánh phượng đỏ rực góc sân trường cũng là lúc các em học sinh ở khắp mọi miền bước vào kỳ nghỉ hè. ở nơi vùng cao nghèo khó, trẻ em xóm Rỳ, xã Tự Do (Lạc Sơn) mở đầu kỳ nghỉ hè với niềm vui lớn, khi đoàn thiện nguyện tổ chức chương trình giao lưu và tặng quà cho các em.

Gặp mặt và giao lưu các thế hệ Dự án Giảm nghèo

(HBĐT)- Chiều ngày 22/6, Dự án Giảm nghèo tỉnh đã tổ chức buổi gặp mặt và giao lưu các thế hệ làm công tác Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc. Tới dự có các đồng chí: Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng Ban chỉ đạo Dự án Giảm nghèo tỉnh; đại biểu Ngân hàng thế giới, Ban điều phối Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc;các đồng chí nguyên lãnh đạo Dự án Giảm nghèo Trung ương, các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ, Bắc Giang và Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục