(HBĐT) - Có tiềm năng về hệ thống giao thông đường thủy nội địa (tuyến sông Đà có tổng chiểu dài trên 30 km; tuyến hồ Hòa Bình tổng chiều dài trên 75 km, diện tích mặt nước trên 8.892ha), những năm qua công tác đảm bảo ATGT đường thủy luôn được tăng cường. Vào mùa lễ hội, lực lượng chức năng mở đợt cao điểm bảo đảm TTATXH trên tuyến đường thủy nội địa này, thế nhưng, nguy cơ mất ATGT vẫn luôn tiềm ẩn.


Mùa lễ hội, tuyến đường thủy nội địa khu vực hồ Hòa Bình luôn chật cứng người, ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường thủy.

Nỗi lo từ những chuyến tàu dịch vụ

Mùa lễ hội, tôi chen chân cùng du khách muôn phương du ngoạn lòng hồ sông Đà đến với quần thể du lịch đền Bờ. Vì đi đoàn lẻ không đặt trước nên khi đến cảng Bích Hạ, chúng tôi phải chờ đợi hàng giờ đồng hồ mới lên được tàu. Chiếc tàu nhỏ chòng chành rời bến, du khách bắt đầu sợ hãi vì có vẻ như số lượng người, đồ đạc trên tàu vượt quá tải trọng cho phép. Tàu nhỏ, có phần cũ kỹ lại chở quá nặng nên chừng mươi phút lại chòng chành, chao đảo khi những con tàu trọng tải lớn hơn vượt qua. Có chị du khách trong đoàn từ Mỹ Đức (Hà Nội) rút mấy tờ tiền lẻ lót vào giữa 2 lòng bàn tay lầm rầm khấn vái rồi tung đồng tiền xuống dòng nước áng chừng để cúng "thần hà bá” cầu an.

Để bớt căng thẳng, tôi quay sang trò chuyện với vợ của chủ tàu. Người phụ nữ thật thà, chất phác tủm tỉm cười: "Các bác đừng lo, nhà em chở khách dăm bảy năm nay rồi chưa xảy ra sự cố gì đâu”! Nghe chị nói về quãng thời gian chở khách, tôi mới nhìn kỹ lại tổng thể con tàu, dẫu lớp vỏ bề ngoài được sơn màu trắng sáng nhưng không thể che hết được phần hoen rỉ, mùi dầu máy bốc lên lộng óc. Đích thị con tàu đã quá "đát”. Vì chở vượt trọng tải nên chỉ phân nửa khách có áo phao để mặc. Còn lại những hành khách khác phó mặc cho sự may rủi.

Sau chuyến đi ấy, tôi trở lại tìm hiểu về tiến trình đảm bảo ATGT đường thủy trên vùng lòng hồ sông Đà và được biết, còn tiềm ẩn lớn nguy cơ gây mất an toàn giao thông đường thủy. Theo thống kê của Công an huyện Cao Phong, đầu năm 2018, khu vực lòng hồ sông Đà thuộc 2 xã Bình Thanh, Thung Nai (Cao Phong) có 239 tàu, thuyền các loại đang hoạt động, trong đó có 169 tàu, thuyền có đăng ký, đăng kiểm, đủ điều kiện để hoạt động. Như vậy còn 70 tàu, thuyền không đủ điều kiện vẫn ngang nhiên hoạt động chuyên chở khách.

Trăn trở của lực lượng chức năng

Theo thông tin từ Đội Cảnh sát đường thủy - Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh): Việc đảm bảo trật tự ATGT - TTXH đường thủy nội địa trên tuyến sông Đà nói chung, khu vực hồ Hòa Bình nói riêng luôn được tập trung cao độ. Trong đợt cao điểm đảm bảo trật tự ATGT - TTXH trên đường thủy nội địa dịp trước và sau Tết Nguyên đán (tháng 1 - 3/2018), Đội CSGT đường thủy đã chủ động xây dựng kế hoạch tham mưu cho Đảng ủy, lãnh đạo Phòng PC 67 (Công an tỉnh) cử cán bộ, chiến sỹ nắm tình hình trên địa bàn trọng điểm, các cảng bến thủy nội địa có hoạt động vận chuyển hành khách du lịch. Tập trung tổng kiểm tra, rà soát các phương tiện tham gia vận chuyển hành khách. Đánh giá chất lượng hoạt động của các phương tiện, kiên quyết đình chỉ các phương tiện không đủ điều kiện hoạt động. Phối hợp với các lực lượng chức năng đảm bảo ANTT, TTATGT đường thủy nội địa ngay tại các cảng, bến. Yêu cầu các chủ phương tiện trước khi xuất bến cho hành khách mặc áo phao và chở đúng số người theo quy định… Trong đợt này đã kiểm tra 265 phương tiện và tổ chức cho các chủ phương tiện ký cam kết khi đưa phương tiện vào hoạt động phải đủ điều kiện an toàn theo quy định. Theo đó đã lập biên bản xử lý 28 trường hợp vi phạm các quy định về ATGT đường thủy. Ngoài ra, Đội CSGT đường thủy đã phối hợp với Phòng PC49 (Công an tỉnh) bắt 2 phương tiện hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép trên sông Đà; bắt giữ 1 phương tiện chở hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không có hóa đơn, chứng từ, đã lập biên bản và bàn giao cho Phòng PC49 tiếp tục điều tra làm rõ.

Dù đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về đảm bảo ANTT, TTATGT, tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các vi phạm… nhưng theo các chiến sỹ công an đang công tác tại Đội CSGT đường thủy: việc đảm bảo TTATGT trên tuyến hồ Hòa Bình còn nhiều khó khăn, từ đó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả. Một trong những nguyên nhân là do cơ sở hạ tầng giao thông đường thủy thiếu đồng bộ. Có bến cảng chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép đã đưa vào khai thác. ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT đường thủy của một bộ phận người dân chưa cao, nhiều trường hợp cố tình đưa phương tiện không đủ điều kiện vào hoạt động…

Trước những khó khăn, bất cập gây quả tải công việc cho lực lượng thực thi công vụ, Đội CSGT đường thủy đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền tăng cường công tác quản lý, cấp giấy chứng nhận đăng ký phương tiện theo Thông tư số 75 của Bộ GTVT. Đề nghị các đơn vị quản lý cảng, bến không cho phép phương tiện không đủ điều kiện vào đón, trả khách tại các cảng, bến. Mong tỉnh sớm quan tâm thành lập cơ quan đăng kiểm tại địa phương để việc kiểm soát chất lượng phương tiện được tốt hơn và chỉ những phương tiện có đủ điều kiện cho phép mới được đưa vào hoạt động.

Lam Nguyệt

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục