(HBĐT) - Được thành lập từ cuối năm 2017, câu lạc bộ (CLB) liên thế hệ tự giúp nhau là một tổ chức dựa vào cộng đồng nhằm góp phần nâng cao chất lượng sống của người cao tuổi (NCT), người nghèo, người yếu thế trong xã hội. Qua gần 1 năm triển khai, 5 CLB liên thế hệ trên địa bàn tỉnh đã cho thấy hiệu quả bước đầu mang lại, không chỉ giúp NCT sống vui, sống khỏe, sống có ích mà còn là mái nhà chung gắn kết liên thế hệ trong cộng đồng dân cư.


Hội viên câu lạc bộ người cao tuổi liên thế hệ tự giúp nhau xóm Chiềng, xã Liên Vũ (Lạc Sơn) quyên góp gạo để hỗ trợ hội viên gặp khó khăn trên địa bàn.

 

Những ngày cuối tháng 9, chúng tôi được dự buổi sinh hoạt thường kỳ của CLB liên thế hệ tự giúp nhau xóm Chiềng, xã Liên Vũ, huyện Lạc Sơn. Mặc dù là CLB liên thế hệ nhưng NCT lại được xem là hội viên nòng cốt và chủ yếu. Tuy nhiên, khác với hình dung của chúng tôi, buổi sinh hoạt diễn ra khá sôi nổi với nhiều hoạt động bổ ích. Trong đó, ngoài những bài thể dục nhẹ nhàng, những tiết mục văn nghệ thú vị, chúc mừng sinh nhật của các hội viên trong tháng còn tổ chức tuyên truyền kiến thức về sức khỏe, dinh dưỡng và cả kế hoạch chăm sóc, giúp đỡ những NCT kém may mắn trong cộng đồng.

Được thành lập từ tháng 4/2018 với 53 thành viên, trung bình mỗi tháng, CLB liên thế hệ giúp nhau xóm Chiềng tổ chức sinh hoạt một lần. Việc thành lập CLB dù mới nhưng thực sự phát huy được vai trò tại cộng đồng, bởi CLB đã tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa. Hàng tháng, CLB tổ chức theo dõi huyết áp, cân nặng cho các thành viên, duy trì tập thể dục dưỡng sinh và truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho các thành viên. Ngoài ra, CLB có đội tình nguyện viên chăm sóc tại nhà gồm 10 người, thường xuyên theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho 7 người tại cộng đồng, trong đó có 2 người già trên 90 tuổi, không đi lại được; 4 hội viên NCT trên 70 tuổi nhưng bị ốm đau hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; 1 cháu bé mồ côi cả cha lẫn mẹ. Không chỉ chăm sóc sức khỏe cho các hội viên, CLB còn có nhiều hoạt động cùng nhau phát triển kinh tế hộ gia đình. Từ nguồn quỹ hỗ trợ của dự án 100 triệu đồng, CLB hỗ trợ cho các hội viên phát triển kinh tế gia đình, đến nay, nhiều gia đình hội viên đã phát triển nghề phụ, đầu tư phát triển sản xuất từ nguồn quỹ vốn vay như mô hình trồng bí xanh, trồng ớt, trồng chuối… mang lại hiệu quả kinh tế cao.

CLB liên thế hệ giúp nhau xóm Chiềng, xã Liên Vũ là 1 trong 5 CLB liên thế hệ mới được thành lập trên địa bàn tỉnh. Qua thời gian đi vào hoạt động, CLB đã tạo cơ hội cho người nghèo, cận nghèo, người thiệt thòi, đặc biệt là NCT nâng cao chất lượng cuộc sống. ông Bùi Văn Dửm, Chủ nhiệm CLB liên thế hệ xã Liên Vũ cho biết: Thực tế thu nhập từ việc làm thường giảm xuống đối với NCT, đặc biệt với những người có thu nhập dựa vào lao động phổ thông. Bên cạnh đó, NCT thường gặp khó khăn trong tiếp cận vốn vay, tìm việc làm do phân biệt tuổi tác. Trong khi đó, việc sống dựa hoàn toàn vào sự trợ giúp gây gánh nặng cho cộng đồng. Vì vậy, thành lập CLB có hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế, từng nhóm NCT có vốn đã tìm kiếm việc làm phù hợp để có thể trang trải cuộc sống.

Đồng tình quan điểm trên, bà Nguyễn Thị Chín, Chủ nhiệm CLB liên thế hệ tự giúp nhau thôn Ninh Ngoại, xã An Bình, huyện Lạc Thủy cho biết: Tâm huyết nhất với chúng tôi là hoạt động giúp đỡ những NCT gặp khó khăn trong cuộc sống và những người yếu thế trong xã hội. Thực tế trên địa bàn xóm còn nhiều NCT neo đơn, NCT già lẫn sống một mình rất vất vả. Với việc thành lập các đội tình nguyện, chúng tôi có thể phân công nhau giúp đỡ những người này. Đây thực sự là một hoạt động rất thiết thực, nhân văn.

Theo báo cáo của Hội NCT tỉnh, toàn tỉnh có 5 CLB liên thế hệ gồm: CLB thôn Ninh Ngoại, xã An Bình (Lạc Thủy); CLB xóm Chiềng, xã Liên Vũ (Lạc Sơn); CLB xóm Hạ, Xã Tú Sơn (Kim Bôi); CLB xóm Yên Hòa, xã Yên Lạc (Yên Thủy) và CLB tổ 18, thành phố Hòa Bình.

Đồng chí Đinh Kim Mười, Phó Chủ tịch Hội NCT tỉnh cho biết: Với nhiều hoạt động ý nghĩa như tập huấn, truyền thông và chia sẻ các mô hình tạo thu nhập phù hợp cho NCT; thành lập nhóm tăng thu nhập từ nuôi gà, trồng rau, buôn bán nhỏ để chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau; hỗ trợ ngày công, tiền mặt, hiện vật khi các thành viên gặp khó khăn, CLB liên thế hệ tự giúp nhau là mô hình thực sự bổ ích đối với NCT tại cộng đồng. Trong thời gian tới, các cấp Hội NCT tỉnh tiếp tục tuyên truyền, vận động để áp dụng, nhân rộng mô hình ra cộng đồng. Tuy nhiên, CLB có hoạt động hiệu quả hay không còn cần sự hỗ trợ từ cộng đồng, cấp ủy Đảng, chính quyền và các hội viên thành viên khác chứ không thể phụ thuộc riêng vào hội viên NCT.

P.L

 

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục