(HBĐT) - Là xã thuộc vùng 135, Yên Thượng (Cao Phong) gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển KT-XH. Thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt 15,1 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến 46,2%, cận nghèo 27,8%. Trước thực tế này, cấp ủy, chính quyền và người dân trong xã đang nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giảm nghèo, nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống.


Nông dân xóm Bãi Thoáng, xã Yên Thượng (Cao Phong) trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trồng mía để nâng cao thu nhập.

Đồng chí Bùi Đức Chung, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Thượng cho biết: "Nằm cách trung tâm huyện khoảng 17 km, Yên Thượng là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Cao Phong. Toàn xã hiện có 608 hộ, 2.593 nhân khẩu, chia thành 12 xóm. Địa hình đa phần là đồi, núi cao, dân cư sinh sống thưa thớt, rải rác ven sườn đồi. Hệ thống giao thông mặc dù được chính quyền các cấp quan tâm đầu tư, tuy nhiên vào mùa mưa bão tình trạng sạt lở đất, đá xuống đường thường xuyên xảy ra khiến hàng hóa không thể lưu thông. Do vậy, hàng hóa nông sản của người dân làm ra đều bán giá thấp hơn so với thị trường. Cụ thể như giá cam tại các vùng lân cận 20.000 đồng/kg, trong khi đó tại xã chỉ bán được 15.000- 16.000 đồng/kg. Đặc biệt niên vụ năm 2017, toàn xã còn tồn đọng khoảng 30 ha mía trắng không có thương lái thu mua.

Trước thực tế trên, cấp ủy, chính quyền xã Yên Thượng đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương để xây dựng các mô hình kinh tế mới đem lại hiệu quả cao. Chuyển đổi diện tích đất trồng mía kém hiệu quả để trồng keo, cây ăn quả có múi… Theo thống kê, diện tích cây ăn quả có múi toàn xã có 47 ha, trong đó 6,5 ha đang trong thời kỳ kinh doanh. Các hộ đẩy mạnh trồng keo, mỗi hộ trồng từ 0,5- 2 ha. Qua đó nâng diện tích keo trồng mới lên 140 ha. Duy trì và phát triển đàn gia súc, gia cầm trên 9.500 con; 154 đàn ong mật…

Khảo sát thực tế tại xóm Bãi Thoáng, xóm điển hình trong xây dựng các mô hình kinh tế giảm nghèo tại địa phương. Qua tìm hiểu được biết, xóm đang đẩy mạnh trồng mía (30 ha), keo (30 ha), cây ăn quả có múi (10 ha); phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên 1.400 con; 6 hộ phát triển dịch vụ vận tải hàng hóa… Từ đó, toàn xóm hiện có 5 hộ thu nhập trên 100 triệu đồng/hộ/năm, 10 hộ thu nhập từ 70- 80 triệu đồng/hộ/năm.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Bùi Văn Khương, xóm Bãi Thoáng cho biết: "Gia đình tôi trồng 1 ha cam từ năm 2013, đến nay đã cho thu hoạch. Năm 2017, gia đình tôi xuất ra thị trường 6 tấn quả, thu về trên 100 triệu đồng. Để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống, tôi phát triển thêm chăn nuôi gia súc, gia cầm và đi làm thuê trong thời gian nhàn rỗi”.

Để hỗ trợ nguồn vốn cho các gia đình có nhu cầu mở rộng và phát triển các mô hình kinh tế, chính quyền xã đã phối hợp với ngân hàng CSXH, ngân hàng NN&PTNT huyện tạo điều kiện cho người dân được tiếp nguồn vốn với tổng dư nợ 29,3 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các ban, ngành, đoàn thể đã xây dựng dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, nuôi bò sinh sản cho 12 hộ với số tiền 225 triệu đồng. Phối hợp mở 1 tập huấn về kỹ thuật chăm sóc cây bưởi cho 53 hộ thực hiện dự án trồng bưởi da xanh, bưởi Diễn thuộc chương trình nông thôn mới năm 2017. Hàng tháng, trung tâm học tập cộng đồng xã tổ chức từ 1- 3 chuyên đề về trồng trọt, chăn nuôi, thu hút từ 30- 40 hội viên tham gia.

"Trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền xã Yên Thượng mong muốn Nhà nước quan tâm hỗ trợ kinh phí đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ phát triển kinh tế. Xã tiếp tục tận dụng tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương để xây dựng các mô hình kinh tế mới. Qua đó nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo và góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương”, đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã cho biết thêm.

Đức Anh



Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục