(HBĐT) -"Vừa qua, tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri ở các xóm đề nghị xem xét việc tiếp tục đầu tư kéo đường dây điện cho các hộ ở cuối nguồn hiện nay vẫn sử dụng dây điện trần tự kéo mất an toàn trong mùa mưa bão, UBND xã đã chuyển những kiến nghị này đến cơ quan chức năng. Đến nay, những xóm khó khăn về điện như xóm Bui, Soi, Đầm... đã được quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện đến các hộ dân”, đồng chí Bùi Văn Lon, Chủ tịch UBND xã Mãn Đức (Tân Lạc) phấn khởi cho biết.


Thời gian qua, ngành điện tập trung nguồn lực cải tạo, nâng cấp lưới điện hạ áp nông thôn, phục vụ nhu cầu dân sinh và sản xuất của người dân xã Mãn Đức (Tân Lạc).

Đưa chúng tôi đi thực địa tại các địa bàn khó khăn, đồng chí Chủ tịch UBND xã vừa đi vừa chia sẻ: Trên địa bàn xã trước đây có xóm Tân Phong còn 16 hộ vẫn phải dùng điện theo công tơ tổng. Cùng với đó, đường dây điện kéo về các hộ vẫn là đường dây cũ, do các hộ tự kéo. Do vậy, chi phí sử dụng điện cao hơn so với các xóm khác. Mới đây, Điện lực Cao Phong đã đầu tư, nâng cấp hệ thống đường dây tải điện đến tận các hộ, xoá bỏ việc sử dụng điện theo công tơ tổng trên địa bàn xã. Đưa giá điện về bằng với mức bình quân chung với các xóm trong xã.

Cũng theo đồng chí Chủ tịch UBND xã, hiện nay trên địa bàn xã vẫn còn một số hộ dân ở xóm Đầm sử dụng dây điện tự kéo, không đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, việc này tới đây sẽ được xoá bỏ khi Điện lực Cao Phong hoàn thành việc đầu tư xây dựng và đóng điện trạm biến áp xóm Đầm.

Trò chuyện với chúng tôi, anh Bùi Văn Thuận, Trưởng xóm Đầm cho biết: Xóm có hơn 100 hộ dân, hệ thống điện lưới quốc gia được Nhà nước đầu tư về đến xóm từ năm 1995 đến nay với 1 trạm biến áp. Trước đây, khi công tác vận hành lưới điện được chuyển đổi theo mô hình HTX điện năng. Quá trình vận hành do công tác quản lý còn nhiều hạn chế, nguồn lực đầu tư chưa được đảm bảo nên hệ thống dây điện về các hộ đã xuống cấp. Để đảm bảo nguồn điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất, nhiều hộ trong xóm đã tự bỏ tiền ra kéo dây từ các đầu cột điện về nhà. Qua nhiều năm, hệ thống dây dẫn không đảm bảo, gây nguy hiểm, nhất là trong mùa mưa bão. Vừa qua, được Điện lực Cao Phong đầu tư xây dựng thêm 1 trạm biến áp và thay thế, nâng cấp toàn bộ hệ thống dây điện từ cột vào các hộ gia đình, chúng tôi rất phấn khởi. Có điện đảm bảo, ổn định là mơ ước của người dân trong xóm nhiều năm qua.

Còn anh Quách Văn Liên, Trưởng xóm Soi cho biết: Hiện nay, xóm chỉ còn 10 hộ dùng đường dây điện tự kéo. Chủ yếu là các hộ ở cuối nguồn điện và ở xa khu dân cư tập trung, còn lại đa phần các hộ dân trong xóm đều được đầu tư kéo dây điện đảm bảo an toàn từ đầu cột vào đến nhà.

Theo đồng chí Bùi Văn Lon, hiện nay, xã Mãn Đức có 1.170 hộ, trong đó số hộ vẫn sử dụng đường dây tự kéo không đảm bảo an toàn còn khoảng 60 - 70 hộ. Chủ yếu là các hộ ở khu vực cuối nguồn điện, không ở gần khu dân cư tập trung và nhiều hộ kéo dây về các lán trại khu sản xuất.

Để đảm bảo an toàn cho người dân, ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Điện lực Cao Phong cho biết: Sau khi tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn, lưới điện 0,4kV khu vực xã Mãn Đức đã được sửa chữa, cải tạo tối thiểu thay thế cột, dây dẫn không đảm bảo an toàn vận hành. Tuy nhiên, hiện nay còn một số khu vực đường dây 0,4kV do nhân dân tự đầu tư chưa được nâng cấp, sửa chữa. Đơn vị sẽ tiếp tục lập danh mục đăng ký sửa chữa, cải tạo lưới điện hạ áp nông thôn thay dây không đảm bảo an toàn vận hành với Công ty Điện lực Hòa Bình đưa vào danh mục đăng ký với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc cấp vốn để thực hiện.

                                                                                 Mạnh Hùng


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục