Một người dân ở Krông Nô đã gửi đơn tố cáo ông Hán Duy Thập, Thường vụ Huyện ủy, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Krông Nô, sử dụng bằng tốt nghiệp THCS và tên của chú ruột để đi học, công tác...

Cháu mang tên chú

Theo đơn của ông Q, trú tại xã Quảng Phú, tên thật của Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Krông Nô hiện nay là Hán Duy Hòa chứ không phải Hán Duy Thập. Ông Hòa sinh năm 1961, tại xã Gia Phố, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Do không thi đậu tốt nghiệp cấp II, nên ông Hòa đã sử dụng bằng THCS của chú họ là Hán Duy Thập (sinh 1959) để đi học cấp III (hệ 10/10). Từ đó, ông Hòa đã khai tên trong hồ sơ là Hán Duy Thập...

Trụ sở Huyện ủy Krông Nô

Xung quanh vụ việc này, phóng viên Báo Đắk Nông đã thu thập được một số thông tin liên quan. Trong hồ sơ cán bộ hiện nay, ông Hòa có hai tên. Trong đó, tên khai sinh là Hán Duy Hòa và tên gọi khác là Hán Duy Thập. Ông Hòa sinh năm 1961, quê ở làng Đông Hải, xã Gia Phố, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), theo đạo Công giáo. Ông Hòa có một người chú ruột tên là Hán Duy Thập, sinh năm 1959.

Còn theo một nhân chứng là bạn học cùng lớp với ông Hòa (yêu cầu được giấu tên) cho biết, ông Hòa sinh năm 1961, học cấp II tại Trường THCS Gia Phố, huyện Hương Khê. Quá trình học cấp I và cấp II, ông Hòa có tên đầy đủ là Hán Duy Hòa. Người bạn học của ông Hòa cho biết: "Năm học 1972-1973, ông Hòa có tham gia thi tốt nghiệp với tôi tại Hội đồng thi thuộc xã Lộc Yên (huyện Hương Khê-P.V), nhưng không biết có đậu hay không. Vì cũng lâu quá rồi nên tôi cũng không nhớ rõ. Hồi đó thi vào cấp III là rất khó, mỗi xã may lắm cũng chỉ có vài ba người thi đậu. Ai thi rớt hoặc thi đậu, hầu như cả xã đều biết, làm sao mà giấu được".

Còn một nhân chứng khác là người đã từng sống ở làng Đông Hải cùng với ông Hòa khẳng định, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Krông Nô hiện nay đã mạo danh chú ruột để đi học và đi làm. Cụ thể, sau giải phóng đất nước 1975, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ Tĩnh (cũ) thực hiện chính sách vận động, ưu tiên cho một số học sinh theo đạo Công giáo trên địa bàn đi học. Thực hiện chủ trương này, năm 1976, Trường Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ Tĩnh đã có giấy gọi nhập học cấp III đối với ông Hán Duy Thập. Thế nhưng, ông Thập lại không đi học. Thay vào đó, ông Hán Duy Hòa đã thế vai ông Thập để đi học cấp III tại Trường Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ Tĩnh, khóa 1976-1979. Học xong cấp III, ông Hòa đã thi vào Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk và đi học tại đây. Học xong sư phạm, ông Hòa được Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk nhận vào công tác, phân công về dạy học tại Krông Nô.

"Hồi đó cả làng Đông Hải ai cũng biết cháu đi học thay chú. Lúc đầu người ta cũng nói ra nói vào, nhưng do ông Hòa đi học ở xa, ít khi về quê nên dần dần người ta cũng quên", nhân chứng cho biết.

 

Khoản 2, Điều 22, Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về "Quy định xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm" quy định kỷ luật cảnh cáo hoặc cách chức đảng viên khi: "Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp để lập hồ sơ dự thi tuyển, xét tuyển, học tập nâng cao trình độ văn hóa, lý luận, nghiệp vụ, thi chuyển ngạch, nâng bậc để được đề bạt, bổ nhiệm, bầu cử, phong tặng hoặc công nhận các danh hiệu của Đảng và Nhà nước".

 

Giữ nhiều vị trí quan trọng

Để rộng đường dư luận, phóng viên Báo Đắk Nông đã liên hệ với Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Krông Nô Hán Duy Thập để trao đổi thêm về sự việc, ông có thừa nhận, tên thật của mình là Hán Duy Hòa. Còn tên Hán Duy Thập mà ông khai trong hồ sơ công tác là tên của chú ruột. Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Krông Nô cũng khẳng định, ông có học cấp II và thi đậu tốt nghiệp vào năm 1973. Tuy nhiên, ông lại không giải thích về nguyên nhân sử dụng tên, lý lịch của chú ruột để đi học và công tác...

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Đức Tuấn, Bí thư Huyện ủy Krông Nô, cho biết vụ việc đang được Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy thụ lý giải quyết, nên chưa thể cung cấp thông tin gì với báo chí. Ông Đào Xuân Sanh, Phó Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy xác nhận, vụ việc cơ bản đã được kiểm tra xong và đang hoàn tất một số thủ tục để công bố kết luận. 

Một số người dân ở huyện Krông Nô cho biết, trong thời gian công tác trên địa bàn, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Krông Nô Hán Duy Thập thường xuyên bị đồn đại, dị nghị về chuyện tên tuổi, bằng cấp. Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Krông Nô Hán Duy Thập cũng đã trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau và giữ nhiều chức vụ quan trọng ở huyện Krông Nô như: Hiệu trưởng Trường THCS Nam Đà; Phó Trưởng Phòng rồi Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Nô; Trưởng Phòng Nội vụ huyện Krông Nô và nay là Thường vụ Huyện ủy, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Krông Nô...

                  TheoBaoDaknong

Các tin khác


Có 104 đoạn đường, ngõ phụ nữ tự quản

(HBĐT) - Tham gia thực hiện tiêu chí số 2 xây dựng Nông thôn mới về đường giao thông nông thôn, 24/24 cơ sở Hội thuộc Hội Phụ nữ huyện Tân Lạc đã duy trì và mở rộng tự quản về môi trường, an toàn giao thông tại đoạn đoạn liên xóm, liên xã.

Cảnh báo tình trạng đá lắn trên đường 433

(HBĐT) - Theo đại diện UBND xã Toàn Sơn (Đà Bắc) trên tuyến đường 433 qua khu vực hầu như năm nào cũng có hàng chục tảng đá kích thước to rơi xuống chắn ngang đường. Tình trạng này hiện còn nguy cơ tiềm ẩn rất lớn, người dân rất mong cơ quan chức năng, đơn vị thi công cần có những biện pháp cụ thể nhằm cảnh báo và hạn chế tối đa tình trạng sạt lở đá lớn gây nguy hiểm cho người và phương tiện qua lại trên tuyến đường này.

Trách nhiệm trước cuộc sống và tính mạng của người dân

(HBĐT) - Trong bối cảnh thiếu vốn, cơ chế, chính sách còn nhiều lúng túng, thời tiết diễn biến phức tạp, sau khoảng 1 năm chỉ đạo quyết liệt, đến nay các khu tái định cư (TĐC) phục vụ di dân khẩn cấp năm 2017 đã cơ bản hoàn thành và đón người dân đến ở. Việc làm này đáp ứng mục tiêu đề ra là bảo đảm nơi ở mới tốt và an toàn hơn nơi ở cũ, thể hiện trách nhiệm cao của UBND tỉnh và sự vào cuộc của các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn trước đời sống, tính mạng người dân vùng ảnh hưởng thiên tai.

Yên Thượng “khát” nước sinh hoạt vào mùa khô

(HBĐT) - Toàn xã Yên Thượng (Cao Phong) có 12 công trình nước sinh hoạt phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân. Tuy nhiên, 10 công trình đã hư hỏng hoàn toàn, 2 công trình hoạt động kém hiệu quả. Chính vì vậy, thực trạng "khát” nước sinh hoạt vào mùa khô đã kéo dài trong nhiều năm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, cản trở phát triển KT-XH địa phương.

Các cấp Công đoàn chăm lo đời sống nữ công nhân viên chức, lao động

(HBĐT) - Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số CNVC-LĐ toàn tỉnh có 65.330 người, trong đó nữ CNVC-LĐ 41.282 người, chiếm 63,2%. Chính vì vậy, việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nữ CNVC-LĐ được tổ chức công đoàn đặc biệt quan tâm, trong đó có việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.

Anh thợ điện nói về đề xuất được trả 100 USD, miễn phạt 90 triệu

Anh thợ điện cho biết rất vui khi biết sẽ được miễn đóng phạt 90 triệu đồng và được trả lại 100 USD.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục