(HBĐT) - Toàn xã Yên Thượng (Cao Phong) có 12 công trình nước sinh hoạt phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân. Tuy nhiên, 10 công trình đã hư hỏng hoàn toàn, 2 công trình hoạt động kém hiệu quả. Chính vì vậy, thực trạng "khát” nước sinh hoạt vào mùa khô đã kéo dài trong nhiều năm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, cản trở phát triển KT-XH địa phương.


Bể chứa nước sinh hoạt của xóm Bãi Thoáng, xã Yên Thượng (Cao Phong) cạn kiệt nước, không đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân.

Qua tìm hiểu được biết, thực trạng thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô diễn ra ở hầu hết các xóm từ Tết Dương lịch đến tháng 4, 5 hàng năm, trong đó tập trung chủ yếu tại các xóm: Bãi Sim, Bãi Thoáng, Bãi Sét… Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu nước sinh hoạt do địa hình đa phần là đồi núi cao, khan hiếm các mạch nước ngầm. Trước thực tế đó, Nhà nước đã hỗ trợ vốn xây dựng các công trình nước sinh hoạt phục vụ nhu cầu của nhân dân. Tuy nhiên, 12 công trình được đầu tư xây dựng từ năm 2004- 2008 đã xuống cấp, hư hỏng toàn bộ hệ thống dẫn và chứa nước. Gần nhất là năm 2017, xóm Bãi Thoáng được đầu tư 1 công trình nước sinh hoạt với công suất 50 m3, nhưng công trình hoạt động kém hiệu quả. Chính vì vậy, để có nước sinh hoạt, người dân trong xã buộc phải dẫn nước từ các khe suối phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Cả xã có 3 xóm nằm ở khu vực đầu nguồn là xóm Rớm, Bợ B, Khánh là có đủ nước sinh hoạt.

Tìm hiểu thực tế một số công trình nước sinh hoạt tại các xóm, theo quan sát của chúng tôi, hầu hết đường ống dẫn nước đã rỉ sét, dẫn đến tình trạng bể chứa nước đều bỏ trống. Thay vào đó, nhiều đường ống nước màu đen được kéo dài hàng cây số nối liền bể chứa nước của các xóm. Tuy nhiên, thiết bị dẫn nước đều là ống nhựa, dễ gẫy, đứt và hư hỏng. Chia sẻ với chúng tôi, anh Bùi Văn Thành ở xóm Bãi Thoáng cho biết: "Công trình nước sinh hoạt của xóm đã hỏng từ lâu nhưng chưa được sửa chữa, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn không thuê được thiết bị hiện đại để khoan giếng tìm mạch nước ngầm nên tôi và một số anh em không dưới 3 lần tự đào giếng nhưng không thành công vì cứ đào là sập”.

Ông Bùi Xuân Bạn, Bí thư chi bộ xóm Bãi Thoáng cho biết: "Toàn xóm có 72 hộ thì 30 hộ thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Để khắc phục tình trạng này, các hộ đã mua đường ống dẫn nước từ các xóm Rớm, Bợ B, Khánh về sử dụng. Song do nguồn nước khan hiếm nên nhiều hộ sinh sống tại khu vực đầu nguồn không muốn cho người dân xóm dưới kéo nước về. Có tình trạng cắt ống dẫn nước, rút ống dẫn ra khỏi các bể chứa nước khiến người dân sinh sống tại các xóm dưới rất bức xúc.

Hiện nay, 100% người dân trên địa bàn xã Yên Thượng sử dụng nguồn nước ngầm chưa qua kiểm nghiệm đun sôi để uống, tiềm ẩn nguy cơ có hại đến sức khỏe. Một số bệnh dễ mắc phải chủ yếu như da liễu và tiêu hóa. Mặc dù biết nhưng do điều kiện còn khó khăn, thiếu thốn, người dân vẫn phải sử dụng nguồn nước này hàng ngày để phục vụ nhu cầu sinh hoạt.

Đồng chí Bùi Đức Chung, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Thượng cho biết: "Trước thực trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng vào mùa khô, chính quyền xã đã tích cực tuyên truyền nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ, giữ gìn các mạch nước ngầm hiện có. Vận động các hộ sinh sống tại khu vực đầu nguồn nước tạo điều kiện, hỗ trợ người dân xóm dưới được sử dụng nguồn nước. Bên cạnh đó, xã mong muốn Nhà nước quan tâm hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa các công trình nước sinh hoạt đểphục vụ nhu cầu và chăm sóc sức khỏe người dân. Qua đó góp phần cải thiện chất lượng đời sống, đồng thời thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương”.

 Đức Anh


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục