(HBĐT) - Trong bối cảnh thiếu vốn, cơ chế, chính sách còn nhiều lúng túng, thời tiết diễn biến phức tạp, sau khoảng 1 năm chỉ đạo quyết liệt, đến nay các khu tái định cư (TĐC) phục vụ di dân khẩn cấp năm 2017 đã cơ bản hoàn thành và đón người dân đến ở. Việc làm này đáp ứng mục tiêu đề ra là bảo đảm nơi ở mới tốt và an toàn hơn nơi ở cũ, thể hiện trách nhiệm cao của UBND tỉnh và sự vào cuộc của các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn trước đời sống, tính mạng người dân vùng ảnh hưởng thiên tai.


Người dân đang xây dựng nhà ở tại khu tái định cư xã Hòa Bình, TP Hòa Bình

Hoàn thành chuyển dân, nơi ở mới tốt và an toàn

Khu TĐC Mớ Khoắc, xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi là 1/13 khu TĐC thực hiện theo lệnh khẩn cấp năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh đã cơ bản hoàn thiện tổ chức đón dân. Khu TĐC này có diện tích hơn 1 ha, hạ tầng đồng bộ gồm giao thông, điện, nước sinh hoạt, nằm xa vị trí sạt lở, bố trí cho 29 hộ dân thuộc khu vực sạt lở nguy hiểm của xóm Mớ Khoắc (25 hộ) và xóm Mớ Đồi (4 hộ). Các đang hoàn thiện nhà về ở, không trở lại khu sạt nứt đồi trước đây. Chính quyền và người dân an tâm, không còn tâm lý bất an trước nguy hiểm trượt sạt, đất, đá vùi lấp.

Chủ tịch UBND xã Hạ Bì Bùi Ngọc Thảo cho biết: Người dân đã ổn định cuộc sống nhưng mong muốn chủ đầu tư chỉ đạo nhà thầu sớm xây dựng cống và hoàn thiện trục đường vào khu TĐC. Người dân cũng mong được chuyển đổi mục đích sử dụng tại nơi ở cũ của các hộ dân, tạo điều kiện cho các hộ sớm ổn định sản xuất, đời sống.

Trên địa bàn huyện Kim Bôi triển khai 3 khu TĐC tại các xã: Hạ Bì, Vĩnh Đồng, Tú Sơn, đến nay đã hoàn thiện và tổ chức đón dân xây nhà về ở. UBND huyện đôn đốc nhà thầu hoàn thiện các hạng mục còn lại, vận động nhân dân hoàn thiện nhà và các công trình phụ trợ để ổn định cuộc sống, hoàn thiện các thủ tục về đầu tư xây dựng.

Để đảm bảo an toàn cho các hộ dân bị ảnh hưởng thiên tai năm 2017, UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai 13 khu TĐC theo lệnh khẩn cấp, có tính chất cấp bách, bố trí 481 hộ với tổng mức đầu tư 240,2 tỷ đồng. Suốt 1 năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt thực hiện các dự án khu TĐC. Đến nay, 13 khu TĐC đã cơ bản hoàn thành các hạng mục thiết yếu và tổ chức đón dân, ổn định cuộc sống lâu dài. Các huyện Kim Bôi, Đà Bắc, Tân Lạc đã hoàn thành di chuyển dân.

Riêng huyện Mai Châu dù triển khai sau nhưng đã hoàn thành di chuyển dân và các hộ đang xây nhà để về ở. Đối với TP Hòa Bình triển khai 3 khu TĐC đã cơ bản hoàn thiện, bố trí cho các hộ nhận đất và đang xây dựng nhà ở. UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan hoàn thiện các thủ tục đầu tư, xây dựng theo quy định của pháp luật.

Với chỉ đạo quyết liệt công tác phòng chống thiên tai, thực hiện các dự án TĐC, tỉnh đã hạn chế ở mức thấp nhất thiệt hại về người do thiên tai gây ra từ đầu năm đến nay.

Địa phương chủ động thực hiện dự án di dân tái định cư

Toàn tỉnh có 478 điểm dân cư có nguy cơ thiên tai cao với 6700 hộ trong vùng bị ảnh hưởng cần có phương án bố trí TĐC. Từ đầu năm đến nay đã có 9.867 hộ dân bị sạt lở và nguy cơ sạt lở lũ ống, lũ quét. Chính quyền các huyện, thành phố phải di dời khẩn cấp các hộ dân đến nơi an toàn, chủ yếu là bố trí chỗ ở tạm thời tại các khu vực công cộng, nhà người thân, hàng xóm…Trong đó có một số khu vực trọng điểm như: 8 hộ dân ở xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn; 35 hộ dân ở phường Đồng Tiến và 39 hộ dân ở xã Thái Thịnh, TP Hòa Bình; 21 hộ dân ở xóm Mó Rút, xã Tân Mai, huyện Mai Châu; 33 hộ dân xóm Môn, xã Bắc Phong, huyện Cao Phong; 68 hộ dân ở xã Đồng Ruộng và 72 hộ dân xã Suối Nánh, huyện Đà Bắc…UBND tỉnh đã giao UBND các huyện chủ động triển khai các điểm, khu TĐC để bảo đảm an toàn cho người dân vùng nguy cơ thiên tai.

Tại cuộc họp đánh giá tình hình triển khai các dự án TĐC trên địa bàn mới đây nhất, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Quang cho rằng: Các huyện, thành phố đã thực hiện tốt công tác phòng chống thiên tai, bảo đảm đời sống, chỗ ở an toàn cho người dân, di chuyển toàn bộ người dân vùng nguy cơ thiên tai đến nở mới an toàn. Tuy nhiên quá trình triển khai vẫn còn lúng túng, chậm hoàn thành các thủ tục đầu tư…

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Các huyện, thành phố chủ động rà soát các vùng, các hộ có nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét để xây dựng phương án, kế hoạch di chuyển bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người dân khi có thiên tai xảy ra theo điều kiện thực tế. Việc xây dựng các khu TĐC mới do UBND các huyện, thành phố tự quyết định, chủ động bảo đảm kinh phí di chuyển từ 30 - 70 triệu đồng/hộ theo từng điều kiện cụ thể của địa phương. Căn cứ vào điều kiện của tỉnh, khi có sự hỗ trợ của TƯ, tỉnh sẽ có hướng dẫn cụ thể việc sử dụng kinh phí hỗ trợ. Về kinh phí, tỉnh đã ứng 110/240 tỷ để thực hiện 13 khu TĐC. Từ nay đến năm 2019, Sở Tài chính phối hợp với Sở KH&ĐT tham mưu bố trí đủ số kinh phí còn lại. UBND các huyện, thành phố đề xuất bố trí. Các sở, ngành hướng dẫn UBND các huyện, thành phố hoàn thành thủ tục đầu tư các dự án TĐC năm 2017 trước 30/10/2018, báo cáo UBND tỉnh.

Do nguồn vốn khó khăn, đối với 3 dự án đã duyệt chủ trương đầu tư tại xóm Hạ, xã Lạc Sỹ, xóm Nâu, xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy; xóm Nạc, xóm Rài, xã Tuân Đạo, huyện Lạc Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh giao các huyện Yên Thủy, Lạc Sơn chủ động xây dựng kế hoạch, phương án di chuyển dân bảo đảm an toàn tuyệt đối theo các quy định và điều kiện cụ thể của địa phương. Thực hiện các thủ tục về đất đai theo hướng dẫn của Sở TN&MT. Riêng đối với TP Hòa Bình, giao Sở TN&MT hướng dẫn thu hồi diện tích nơi ở cũ của các hộ dân theo quy định, hoàn thành trước 30/11/2018 để di chuyển bảo đảm an toàn cho người dân khi có thiên tai xảy ra theo điều kiện của địa phương.

Lê chung


Các tin khác


Thêm công cụ bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

(HBĐT) -Không gian mạng là môi trường nuôi dưỡng, phát triển tâm hồn và mở rộng tầm nhìn của trẻ thơ. Đó là nguồn thông tin và tri thức trong kỷ nguyên số, là nơi khởi nguồn của những ý tưởng mới mẻ, cách tân. Không gian này cung cấp cho chúng ta bức tranh đa dạng vô hạn về văn hóa, ngôn ngữ, văn học, khoa học - kỹ thuật, âm nhạc, kịch, những trò chơi, thể thao...

Trên 1.874 tỉ đồng thực hiện chính sách giảm nghèo

(HBĐT) - Trong giai đoạn 2016-2018, tỉnh ta đã huy động nguồn lực thực hiện các chính sách giảm nghèo đạt 1.874,37 tỉ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách Nhà nước 1.817,25 tỉ đồng, nguồn nhân dân đóng góp thông qua Quỹ ngày vì người nghèo và huy động từ các nguồn lực khác 57,121 tỉ đồng.

Xã Mãn Đức thắp sáng niềm vui từ dòng điện lưới

(HBĐT) -"Vừa qua, tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri ở các xóm đề nghị xem xét việc tiếp tục đầu tư kéo đường dây điện cho các hộ ở cuối nguồn hiện nay vẫn sử dụng dây điện trần tự kéo mất an toàn trong mùa mưa bão, UBND xã đã chuyển những kiến nghị này đến cơ quan chức năng. Đến nay, những xóm khó khăn về điện như xóm Bui, Soi, Đầm... đã được quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện đến các hộ dân”, đồng chí Bùi Văn Lon, Chủ tịch UBND xã Mãn Đức (Tân Lạc) phấn khởi cho biết.

Ra mắt câu lạc bộ hiến máu tình nguyện ở phường Phương Lâm

(HBĐT) - Ngày 26/10, Ban chỉ đạo vận động "Hiến máu tình nguyện” phường Phương lâm( thành phố Hòa Bình) tổ chức lễ ra mắt câu lạc bộ "Hiến máu tình nguyện” (HMTN) thuộc chi hội chữ thập đỏ tổ 8 phường Phương Lâm.

Trao tặng 30 chiếc xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt

(HBĐT) - Chương trình Vùng huyện Lạc Sơn (thuộc Tổ chức Tầm nhìn thế giới) phối hợp với Ban Quản lý dự án xã Bình Cảng tổ chức trao tặng xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt.

Việc duy trì hoạt động thăm quan tại nhà máy thủy điện Hòa Bình sau khi được đưa vào danh mục công trình trọng điểm liên quan đến an ninh quốc gia: “Chỉ là đáp ứng nhu cầu của nhân dân”

(HBĐT) -Thực hiện Quyết định số 99/QĐ-TTg ngày 20/1/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa Nhà máy thủy điện (NMTĐ) Hòa Bình vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia (ANQG) chính thức triển khai từ ngày 1/7/2018. Tuy vậy, sau hơn 3 tháng thực hiện, dư luận đang đặt ra câu hỏi liệu hoạt động bán vé cho khách thăm quan của Công ty thủy điện Hòa Bình (TĐHB) có đúng theo tinh thần, quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục