Bài 1 - Nhiều cơ chế, chính sách làm bệ đỡ

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh miền núi có 2 huyện Kim Bôi và Đà Bắc được hưởng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định tại Nghị quyết 30a, ngày 27/12/2008 của Chính phủ; 92 xã, 117 thôn, bản thuộc diện đặc biệt khó khăn nên áp lực giảm nghèo luôn đè nặng. Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền tỉnh chỉ đạo sát sao việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

 


Cán bộ Trung tâm Dịch vụ việc làm (Sở LĐ-TB&XH) giới thiệu, tư vấn nghề nghiệp cho người dân tại Phiên giao dịch việc làm thành phố Hòa Bình năm 2018.

 

Theo đó, mỗi năm có hàng chục nghìn hộ bước qua ngưỡng hộ nghèo. Thế nhưng, giảm nghèo đã bền vững hay chưa thì chưa huyện nào, xã nào khẳng định. Đến nay, giảm nghèo bền vững vẫn luôn là "bài toán” chưa tìm được lời giải chính xác, thuyết phục nhất. 

Theo kết quả điều tra đầu năm 2016, tỉnh ta có 50.959 hộ nghèo, tương ứng với 24,38% số hộ, 24.586 hộ cận nghèo, chiếm 11,76% hộ dân trong toàn tỉnh. Các huyện có tỷ lệ nghèo cao gồm: Đà Bắc 51,75%; Lạc Sơn 38,50%, Kim Bôi 35,04%... Tình hình kinh tế ở vùng sâu, xa nói chung và vùng 135 nói riêng chậm phát triển. Bên cạnh đó, địa hình phức tạp, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt, kết cấu hạ tầng ở các vùng đặc biệt khó khăn chưa đảm bảo, thực sự là điểm nghẽn trong lộ trình phát triển KT-XH chung của tỉnh. Được thụ hưởng nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỉnh đã thực hiện các chính sách đầu tư, hỗ trợ phù hợp với điều kiện của từng địa phương để phát huy hiệu quả. 

Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH (cơ quan thường trực giúp việc ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh), giai đoạn 2016-2018, tỉnh ta đã huy động trên 1.870 tỷ đồng thực hiện các chính sách giảm nghèo trên địa bàn. Trong đó, nguồn ngân sách Nhà nước 1.817,25 tỷ đồng; nguồn nhân dân đóng góp thông qua quỹ "Vì người nghèo” và huy động từ các nguồn lực xã hội khác 57,121 tỷ đồng. Với nguồn vốn trên, tỉnh đã phân khai thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo; khám, chữa bệnh, hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho người nghèo; đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động … 

Với chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, từ năm 2016 - 2018 đã có trên 3.400 hộ được vay vốn hỗ trợ xây dựng mới và nâng cấp nhà ở. Trong đó, xây dựng mới 1.526 nhà và sửa chũa, nâng cấp 1.896 nhà. Năm 2016, tỉnh đã điều tiết, phân bổ 13.350 triệu đồng hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 4.288 hộ và hỗ trợ mua sắm máy nông cụ cho 1.555 hộ nghèo.

Thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, từ năm 2016 đến nửa đầu 2018 đã tuyển sinh được 33.745 lao động học nghề. Trong đó, 977 người học hệ cao đẳng, 4.776 người học trung cấp và 27.992 người học sơ cấp, các lớp đào tạo nghề thường xuyên (dưới 3 tháng). Theo đó, đến đầu năm 2018, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh đạt 51%. Bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 16.000 lao động. Duy trì thường xuyên sàn giao dịch việc làm. Hơn 2 năm qua, tỉnh đã giới thiệu và phối hợp với 89 lượt doanh nghiệp đến tuyển chọn, đưa trên 800 người đi xuất khẩu lao động, làm việc ở nước ngoài. Tuy còn khiêm tốn nhưng nguồn lao động này đã góp phần đưa ngoại tệ về phát triển kinh tế gia đình nói riêng, góp phần làm đổi thay bộ mặt làng xã nói chung ở các vùng nông thôn trong tỉnh. 

Với việc triển khai 20 chương trình tín dụng trên địa bàn, hơn 2 năm qua đã có trên 93.052 lượt khách hàng được vay vốn, trong đó có 29.816 lượt hộ nghèo, 15.588 hộ cận nghèo, 4.242 lượt hộ thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nhờ những cơ chế, chính sách hỗ trợ này mà 100% hộ nghèo có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn đều được xét duyệt cho vay. Bên cạnh đó, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135 cũng góp phần bồi đắp nền tảng để giảm hộ nghèo. Với nguồn kinh phí do T.Ư hỗ trợ 3.525 triệu đồng giai đoạn 2016 - 2018, trong 2 năm 2016-2017 đã xây dựng được 13 mô hình, dự án tại 7 huyện. Theo đó có 397 hộ thuộc diện nghèo, cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số được thụ hưởng để thực hiện mô hình chăn nuôi bò, dê, lợn sinh sản, gà thả vườn, cá lồng thương phẩm. Năm 2018 xây dựng thêm 4 mô hình tại 4 huyện, thu hút khoảng 100 hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo tham gia. 

Một trong những chính sách quan trọng để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững là hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Trong 2 năm 2016-2017, tỉnh ta thu hút và hỗ trợ đầu tư xây dựng được 460 công trình, bao gồm: 259 công trình giao thông, 118 công trình nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, 26 công trình trường học và hạng mục phụ trợ, 47 công trình thủy lợi, 5 công trình nước sinh hoạt, 1 công trình điện và 9 công trình khác. Riêng trong năm 2018, vốn ngân sách T.Ư đã phân bổ cho cho tỉnh 122.574 triệu đồng (vốn đầu tư), cùng với vốn đóng góp của nhân dân 6.560 triệu đồng đã xây dựng được 211 công trình, bao gồm: 140 công trình giao thông, 48 công trình nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, 5 công trình trường học, 3 công trình chợ, 1 công trình thủy lợi, 3 công trình nước sinh hoạt và 1 công trình điện… 

Theo nhận định của đồng chí Nguyễn Trung Dũng, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH. Hơn 2 năm qua, tỉnh ta đã điều hành tốt các nguồn hỗ trợ trương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; đã xây dựng được các chính sách đầu tư, hỗ trợ phù hợp với điều kiện KT-XH của từng địa phương. Theo đó, cơ bản đáp ứng được mục tiêu tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn. Việc hỗ trợ phát triển sản xuất cho người dân gắn với quy hoạch sản xuất, qua đó khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương phục vụ mục tiêu giảm ngèo bền vững”.

Có cơ chế, chính sách làm bệ đỡ, tốc độ giảm nghèo của tỉnh ta đã ở con số khá ấn tượng (bình quân giảm 3,16%/năm). Thông qua kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo, Sở LĐ-TB&XH dự kiến đến cuối năm 2018 tỉnh ta còn 31.947 hộ nghèo, tương ứng với 14,9% số hộ trong toàn tỉnh. Như vậy, hộ nghèo đã giảm 3,1% so với năm 2017 và giảm 9,48% so với đầu năm 2016. Đó vừa là tín hiệu vui, vừa là động lực để các cấp ủy, chính quyền, các tầng lớp nhân dân tiếp tục lộ trình giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

(Còn nữa)

Thúy Hằng


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục