(HBĐT) - Với đạo lý truyền thống "Uống nước nhớ nguồn”, nhiều năm qua, các cấp uỷ, chính quyền huyện Lạc Sơn luôn quan tâm, giúp đỡ thương binh - liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, đồng thời huy động sức mạnh cộng đồng chăm lo đời sống gia đình chính sách.

Các hội viên cựu chiến binh giúp hội viên khó khăn dựng nhà.

Sau 3 năm phục vụ trong quân đội, ông Bùi Văn Mạnh ở xóm Búm 2, xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn trở về địa phương. Kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp, đông con, bản thân thường xuyên bị bệnh nên gia đình thuộc diện hộ nghèo của xã. Thấu hiểu hoàn cảnh gia đình ông, các ban, ngành, đoàn thể đã quyên góp giúp đỡ gia đình ông Mạnh. Cùng với đó, anh em, bạn bè ủng hộ gia đình ông hơn 50 ngày công để hoàn thành ngôi nhà trị giá trên 150 triệu đồng. Đây là nguồn động viên lớn giúp ông vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Cùng hoàn cảnh với ông Mạnh, ông Bùi Văn Bủi ở xã Phú Lương cũng được các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương giúp đỡ 30 triệu đồng làm nhà và ngày công lao động. Ông Bủi cho biết: Năm 1977, tôi trở về địa phương nhưng sức khỏe yếu, gia đình khó khăn nên bao năm vẫn ở trong căn nhà dột nát. Được Đảng, chính quyền giúp đỡ làm nhà, gia đình tôi vô cùng cảm ơn Đảng và Nhà nước đã quan tâm, động viên.

Chúng tôi đến gia đình ông Bùi Văn Xuân, xóm Quàn, xã Tuân Đạo vào ngày gia đình động thổ xây nhà. Ông Xuân chia sẻ: Gia đình tôi có 2 vợ chồng và một người con bị bệnh. Bản thân tôi thường xuyên ốm đau. Kinh tế gia đình trông vào mấy thửa ruộng nên thu nhập thấp. Ngôi nhà cũ xuống cấp nhưng không có điều kiện làm. Được sự động viên, giúp đỡ của các cơ quan, đoàn thể ở địa phương, gia đình mới phá nhà cũ để xây lại. Ngày động thổ, các ban, ngành, đoàn thể đến động viên, anh em, bạn bè giúp ngày công để nhanh chóng hoàn thành ngôi nhà.

Thực hiện đạo lý "uống nước, nhớ nguồn”, trong những năm qua, cấp uỷ Đảng, chính quyền huyện Lạc Sơn luôn quan tâm đến người có công. Mẹ Việt Nam Anh hùng Bùi Thị Chửng, năm nay 97 tuổi ở xóm Ngái, xã Ân Nghĩa cho biết: Vào các dịp lễ, Tết, 27/7, các cấp, các ngành từ tỉnh đến xã thường xuyên đến thăm hỏi sức khoẻ, tặng quà mẹ. Đây là nguồn động viên lớn đối gia đình, đồng thời an ủi phần nào những mất mát của mẹ.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Văn Mựn, Trưởng Phòng LĐ-TB&XH huyện Lạc Sơn cho biết: Những năm qua, phong trào "Toàn dân chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng” trên địa bàn luôn được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Hàng năm, Ban chỉ đạo phong trào chăm sóc người có công đã vận động đóng góp gần 1 tỷ đồng. Nguồn quỹ đó đã làm mới và tu sửa nhà ở cho hàng chục gia đình người có công, đồng thời đầu tư xây dựng đài tưởng niệm, nhà bia ghi tên liệt sĩ. Vào dịp lễ, Tết, huyện tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình liệt sỹ hàng nghìn suất quà, chuyển quà của Chủ tịch nước… Hầu hết các xã, thị trấn trong huyện được công nhận làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ. Trong năm 2018, UBND huyện tổ chức "Tháng hành động chăm sóc người có công với cách mạng”. Trong đó, chú trọng thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành, nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ với người có công.

Việt Lâm


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục