(HBĐT) -Năm 2018, trên địa bàn xã Cao Sơn (Đà Bắc) có 2 đơn vượt cấp. Một đơn của ông Bàn Văn Hồng ở xóm Giằng gửi UBND huyện để hỏi về việc thực hiện chính sách cấp, bố trí đất sản xuất cho người dân chuyển cư vùng lòng hồ sông Đà. Đơn còn lại của ông Triệu Xuân Hồng ở xóm Tằm gửi UBND huyện về việc giải quyết mâu thuẫn liên quan đến tranh chấp đất đai.


Cán bộ chuyên môn bộ phận "một cửa” UBND xã Cao Sơn (Đà Bắc) tư vấn, hướng dẫn người dân quy trình giải quyết thủ tục hành chính. 

Ngay khi nắm bắt được thông tin, UBND xã đã phối hợp với cơ quan chức năng của huyện, Ban quản lý các xóm và người có đơn để nắm bắt tình hình, xem xét giải quyết. Theo đồng chí Nguyễn Văn Trọng, công chức Tư pháp - Hộ tịch xã Cao Sơn, qua tìm hiểu thực tế, đơn thư vượt cấp của người dân đều có nội dung yêu cầu giải đáp những khúc mắc liên quan đến chính sách, cơ sở pháp lý mà người dân chưa nắm rõ. Do chưa nắm được quy trình xử lý đơn thư nên đã gửi thẳng lên huyện. Sau đó, chính quyền cơ sở đã có giải đáp thoả đáng, giúp người dân hiểu, không còn đơn thư kiến nghị.

Đồng chí Đinh Văn Thụ, Chủ tịch UBND xã Cao Sơn cho biết: Xuất phát từ thực tế tình trạng đơn, thư khiếu nại do người dân chưa nắm bắt đầy đủ thông tin liên quan đến chính sách, pháp luật. Để hạn chế tình trạng đơn thư, nhất là đơn thư vượt cấp, xã đã xây dựng kế hoạch, phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện tổ chức các buổi trợ giúp pháp lý (TGPL) lưu động cho người dân ngay tại địa bàn dân cư. Đồng thời, giao bộ phận chuyên môn của xã tiếp nhận, tư vấn, giải đáp thắc mắc, trợ giúp pháp lý cho người dân vào tất cả các ngày trong tuần tại trụ sở UBND xã. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người dân.

Đồng chí Nguyễn Văn Trọng, công chức Tư pháp - Hộ tịch xã cho biết thêm: Để việc trợ giúp pháp lý cho người dân đạt hiệu quả cao, khi xây dựng kế hoạch, bộ phận Tư pháp - Hộ tịch phối hợp với các ngành, đoàn thể xã tổ chức khảo sát, nắm bắt tình hình thực tế, xác định rõ những nội dung, lĩnh vực người dân quan tâm để tổ chức các buổi trợ giúp lưu động về cơ sở.

Với cách làm đó, trong năm 2018, xã phối hợp với Chi nhánh TGPL huyện tổ chức 4 đợt TGPL lưu động tại 4 xóm. Từ đầu năm đến nay, phối hợp tổ chức được 4 đợt TGPL kết hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại 4 xóm: Sưng, Bai, Tằm, Lanh. Tại các buổi TGPL, nhiều câu hỏi, khúc mắc của người dân liên quan đến chính sách, pháp luật thuộc các lĩnh vực đất đai, hôn nhân gia đình, hỗ trợ người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng lòng hồ sông Đà... thuộc thẩm quyền được giải đáp ngay tại chỗ. Đối với những vấn đề không thuộc thẩm quyền được tổng hợp, gửi cơ quan chức năng trả lời người dân bằng văn bản.

Từ việc tăng cường TGPL về cơ sở ở Cao Sơn đã đem lại hiệu quả tích cực. Điển hình như ở xóm Sưng, ngay sau đợt TGPL lưu động vào cuối tháng 5 vừa qua đã góp phần nâng cao nhận thức pháp luật của người dân theo hướng tích cực. Theo Trưởng xóm Sưng Lý Văn Nghĩa, buổi TGPL lưu động thu hút được sự tham gia của hầu hết các hộ trong xóm, mỗi nhà có 1 - 2 người đến tham dự. Sau buổi TGPL, người dân nắm rõ các chính sách pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống. Từ đó, hạn chế được tình trạng đơn thư.
"Nếu như trước đây, khi người dân chưa nắm rõ quy trình giải quyết, chưa hiểu biết pháp luật, cứ có việc gì cũng làm đơn đề nghị chính quyền giải quyết, kể cả mâu thuẫn vợ chồng, sau khi được tuyên truyền, TGPL, giải đáp thắc mắc, tình trạng này đã giảm hẳn. Đáng nói, từ việc được phổ biến, nắm bắt kiến thức pháp luật, nhiều vụ việc phức tạp như tranh chấp đất đai, mâu thuẫn, vướng mắc giữa các hộ được hoà giải, giải quyết dứt điểm ngay từ cơ sở. Nhờ vậy, từ đầu năm đến nay, tình trạng đơn thư ở Cao Sơn đã giảm mạnh, không có đơn thư vượt cấp" - đồng chí Đinh Văn Thụ, Chủ tịch UBND xã Cao Sơn nhấn mạnh.


                                                                                          Mạnh Hùng

Các tin khác


Huyện Cao Phong: Đa dạng hình thức hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Đồng chí Lê Thị Thanh Thủy, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Cao Phong cho biết: Để nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, tham gia xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp Hội Phụ nữ trong huyện tiếp tục nâng cao ý thức trong các hoạt động giúp nhau thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu chính đáng. Tập trung chỉ đạo các đơn vị tiếp tục chuyển đổi cơ cấu, cây trồng, vật nuôi, chú trọng mở rộng, phát triển các mô hình mới theo hướng sản xuất chuyên canh, đảm bảo thân thiện với môi trường, an toàn cho người tiêu dùng. Duy trì hiệu quả các mô hình sạch trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Một cháu bé bị đuối nước thương tâm

(HBĐT) - Vào hồi 15h ngày 26/6, tại xã Chiềng Châu (Mai Châu) đã xảy ra vụ đuối nước thương tâm làm một cháu bé tử vong.

Huyện Kim Bôi: Công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em - kết quả và những vấn đề đặt ra

(HBĐT) - Với tổng số 29.383 trẻ em dưới 16 tuổi và dưới 18 tuổi, những năm qua, công tác trẻ em trên địa bàn huyện Kim Bôi luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và đã chuyển dần sang hướng dựa trên nhu cầu, đáp ứng việc chăm sóc sức khỏe, các quyền cơ bản, cơ hội và hoạt động dành cho trẻ em. Từ đó, các em được cung cấp các kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ mình, nhận thức của trẻ em và người chưa thành niên ngày càng được nâng lên.

Trang bị kiến thức để đoàn viên, thanh niên tự “miễn dịch” với ma tuý

(HBĐT) - Có một thực tế là số người nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh trong độ tuổi thanh niên chiếm tỷ lệ khá cao. Xuất phát từ thực trạng đó, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh chú trọng tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tác hại và ý thức tự phòng ngừa ma tuý trong lực lượng đoàn viên thanh niên (ĐVTN).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục