(HBĐT) - Ngay sau vụ việc 8 học sinh chết đuối tại bãi Thịnh Minh, phường Thịnh Lang, TP Hòa Bình thì người dân ít tắm sông hơn. Tuy nhiên, khoảng 2 tháng trở lại đây, lượng người tắm ở sông Đà ngày càng tăng. Nhiều người còn bơi ra giữa dòng sông bất chấp biển cấm tắm.
Mặc dù đã cắm biển cấm tắm tại cảng Nghiêng thuộc phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) nhưng nhiều người vẫn ngang nhiên tắm sông Đà.
Đi qua khu vực dọc hai bờ sông Đà từ cảng Nghiêng, phường Tân Thịnh đến bãi Thịnh Minh, xã Thịnh Lang (TP Hòa Bình) tầm khoảng 17 giờ những ngày gần đây dễ dàng nhận thấy nhiều bãi tắm tự phát, thu hút khá đông người dân đến tắm. Những người đến đây không phân biệt độ tuổi, thậm chí cả gia đình có con nhỏ cũng cho các bé đến tắm. Không gian thoáng đãng, mát mẻ, mọi người tha hồ được bơi lội, không phải chen chúc nhau như ở các bể bơi công cộng. Mang theo hai con xuống sông, anh Nguyễn Văn Hùng chia sẻ: Mùa hè nắng nóng vài tháng liền, đến bể bơi hằng ngày thì tốn tiền. Hơn nữa, bể bơi nhỏ mà có đến hàng trăm người cùng xuống tắm, phải chen chúc nhau thì rất mệt mỏi. Vì thế, vào buổi chiều, tôi thường đưa con đến đây để các cháu tắm vừa mát mẻ, vừa vui. Các cháu được nghịch nước, còn bố mẹ được bơi tăng cường sức khỏe hàng ngày.
Chúng tôi có mặt tại cảng Nghiêng thuộc phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình. Ngay trên đầu cảng là biển báo vùng nước sâu nguy hiểm cấm tắm. Nhưng dưới bến có vài chục người kể cả trẻ nhỏ cũng lội xuống sông tắm. Lúc này, thủy điện Hòa Bình đang xả nước để phát điện nên có một vài điểm xoáy. Nhiều người vẫn tắm, có người còn bơi ra giữa dòng hoặc vượt sông. Không chỉ có cảng Nghiêng và hai bên bờ sông Đà cơ quan chức năng đã cắm biển cảnh báo vùng nước sâu cấm tắm, nhưng người dân vẫn mặc nhiên tắm. Qua quan sát thì phần lớn đều mặc áo phao khi bơi. Chị Bùi Thị Hồng ở Phường Hữu Nghị cho biết: Tôi và chồng vẫn thường xuyên ra đây tắm. Không gian rộng rãi, thoáng mát được bơi nhiều, tốt cho sức khỏe. Từ ngày xảy ra vụ 8 cháu học sinh chết đuối, tôi thấy nhiều người đi bơi mặc áo phao hơn. Tuy nhiên, qua khảo sát của chúng tôi, thì trước đây, tình trạng khai thác cát bừa bãi để lại nhiều điểm nước sâu, tạo xoáy rất nguy hiểm, nhất là đối với trẻ nhỏ. Mặt khác, vào mùa hè, nước sông Đà lên xuống thất thường do xả nước phát điện nên rất nguy hiểm.
Qua khảo sát của chúng tôi, hiện nay, trên địa bàn TP Hòa Bình có khá nhiều bể bơi đạt chất lượng cao được xây dựng phù hợp và an toàn cho trẻ em. Các bậc phụ huynh nên lựa chọn cho con bơi tại các bể bơi có nguồn nước chất lượng, lực lượng cứu hộ thường xuyên túc trực để đảm bảo an toàn cho bản thân, đặc biệt là trẻ nhỏ. Ngoài ra, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống đuối nước đến rộng rãi các tầng lớp nhân dân. Siết chặt công tác quản lý, không để mọi người tắm ngay dưới biển cảnh báo vùng nước sâu bảo đảm an toàn tính mạng cho mọi người. Phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc chăm lo nơi vui chơi, cũng như quản lý trẻ em trong những ngày hè để con trẻ có một mùa hè bổ ích, an toàn. Để đảm bảo an toàn cho con em mình, phụ huynh nên cảnh báo và nghiêm cấm không được tắm sông bừa bãi, tránh chủ quan dù trẻ biết bơi nhưng có nhiều trường hợp chuyện đáng tiếc vẫn xảy ra. Nên tránh xa những nơi sông nước nguy hiểm có biển cấm, không nên rủ nhau đi tắm ao, hồ, sông, suối... Khi cho trẻ đi chơi gần những nơi có sông, suối, ao, hồ; tắm ở bể bơi, tắm biển, cha mẹ phải luôn để ý giám sát con trong tầm mắt. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên chia sẻ và trang bị kiến thức đầy đủ cho con trẻ để con hiểu biết về tai nạn đuối nước và biết các biện pháp phòng, tránh và bảo vệ bản thân mình.
Việt Lâm
(HBĐT) -Đường Lê Đại Hành chạy qua một phần khu dân cư tổ 3, phường Thái Bình (TP Hòa Bình), dẫn lên cảng Ba Cấp. Nhiều năm nay, con đường ngày càng xuống cấp, xói mòn, nhất là vào mùa mưa gây khó khăn cho người dân địa phương cũng như người tham gia giao thông.
Ngày 4-8, các lực lượng chức năng cùng 16 đoàn công tác đã tiếp cận các bản bị cô lập, tiếp tế lương thực, nhu yếu phẩm cần thiết tới nhân dân bị mưa, lũ cô lập ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Dù đã có những chuyển biến tích cực nhưng theo đánh giá của Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP. Hà Nội), trong nửa tháng đầu thực hiện tổng kiểm tra đối với ôtô chở khách, ôtô vận tải container và xe môtô vẫn phát hiện nhiều lái xe vi phạm nồng độ cồn, ma tuý.
(HBĐT) - Trong hoàn lưu cơn bão số 3, lượng mưa lớn kéo dài khiến cho nhiều nơi có nguy cơ ngập nặng. Tại xóm Máy Giấy, xã Dân hạ (Kỳ Sơn) nhiều hộ bị nước tràn cả vào khu vực nhà bếp, ngoài vườn nước ngập cao đến gần thắt lưng người. Đông đảo người dân vừa chống chọi với mưa lũ vừa bức xúc vì nguyên nhân dân dẫn đến tình trạng trên.
(HBĐT) - Năm học 2019 - 2020 đã cận kề. Đây sẽ là năm học nhiều ý nghĩa đối với trường mầm non xã Đoàn Kết (Đà Bắc), nhất là với giáo viên và hơn 60 trẻ tại chi xóm Cang. Thay vì phải học tạm bợ ở nhà dân hoặc nhà văn hóa xóm như 2 năm học trước, cô và trò hân hoan chào đón ngày khai trường trong một ngôi trường mới.
(HBĐT) - Vào thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 là bước vào mùa làm măng khô. Năm nay, thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng, măng ít hơn nên người dân làm măng khô muộn hơn. Nắng nhiều là thời điểm lý tưởng để người dân mua măng về chế biến làm măng khô.