(HBĐT) - Phần lớn công nhân sông Đà nay đã già, yếu. Người được hưởng chế độ không nhiều. Nhiều người không có lương, nhà cửa chật trội, cuộc sống khó khăn, vất vả và phải làm đủ nghề lao động phổ thông như thợ xây, chạy xe ôm, bán nước chè, buôn bán đồng nát... kiếm thu nhập trang trải cuộc sống.
Những công nhân sông Đà xưa ôn lại kỷ niệm thời xây dựng công trình Thủy điện Hòa Bình.
Ông Nguyễn Xuân Hiền, Trưởng Ban liên lạc (BLL) Hưu trí Tổng Công ty sông Đà tâm sự: Cuộc sống những công nhân sông Đà xưa vẫn còn nhiều khó khăn, lo toan, vất vả. Trong hơn 3.000 hội viên (kể cả hưu trí và những người không có chế độ) thì có tới 600 người có hoàn cảnh khó khăn. Công nhân sông Đà về hưu theo chế độ 176, không có lương, gần như về với hai bàn tay trắng. Nhiều người đã có gần 30 năm cống hiến cho công trình Thủy điện thác Bà và công trình Thủy điện Hòa Bình - những đứa con đầu lòng của chủ trương điện khí hóa công nghiệp hóa đất nước. Nhiều người đi công tác từ năm 1960 làm được 14 năm (làm việc ở Thủy điện Thác Bà) thì kết thúc công trình, vì không có công trình gối đầu, họ phải về quê. Mặt khác, hồi ấy, lao động trên công trường khắc nghiệt muôn nỗi, chủ yếu lao động phổ thông. Cả công trường là bụi, rồi tiếng ồn nên có tới cả nghìn người mắc các bệnh nghề nghiệp như bụi phổi, điếc, nặng tai… Với những người may mắn được hưởng chế độ hưu của Nhà nước còn đỡ khổ. Đối với những người về chế độ 176 lúc bấy giờ lại là sự hy sinh vô cùng lớn. Khi xây dựng thủy điện cả công trường lên tới 4 vạn người, phần lớn là lao động phổ thông. Khi kết thúc công trình (thời điểm các tổ máy phát điện) là lúc đất nước đang chuyển đổi mạnh mẽ, máy móc thiết bị, công nghệ đã hiện đại hơn, lao động phổ thông không còn phù hợp nữa, có tới hàng vạn người dôi dư. Hơn 5.000 cán bộ, công nhân về chế độ 176 một cách "bất đắc dĩ”. Bên cạnh đó, trong số hơn 3.000 người đang sinh hoạt tại BLL thì không phải tất cả đều được hưởng chế độ ưu đãi về đất đai, nhà cửa. Vì thực hiện chế độ này có giai đoạn nhất định. Mặt khác, nhiều người đã về quê không có hộ khẩu ở đây nên cũng không được hưởng.
BLL Hưu trí Tổng Công ty sông Đà đã thành lập và đi vào hoạt động được 20 năm nay, hiện có 5 Ban và 78 chi hội với 3.250 hội viên tham gia. Hầu hết các phường bên bờ trái sông Đà như Hữu Nghị, Tân Thịnh, Tân Hòa, Thịnh Lang đều có tổ chức hội và 1 BLL bên bờ phải sông Đà. Hàng năm, BLL tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên. Hoạt động chủ yếu của BLL là hoạt động tình nghĩa. Bình quân có 14.000 lượt hội viên/năm được thăm hỏi lúc ốm đau hay hội viên qua đời. Hội cũng tổ chức lễ mừng thọ cho các hội viên 70, 80 tuổi, bình quân từ 100 - 110 hội viên/năm. Hầu như năm nào, BLL cũng tổ chức cho hội viên đi thăm quan du lịch. Bên cạnh đó, BLL cũng đã tổ chức mời các cán bộ ở Ban Trung ương nói chuyện thời sự cho hội viên. Mỗi năm, BLL đề nghị Tổng Công ty sông Đà trợ cấp, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn; xác nhận cho 60 -100 con em sông Đà đi làm việc ở các đơn vị trong Tổng công ty. Ngoài ra, BLL cũng tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, tích cực hỗ trợ giúp nhau vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo…
Ông Nguyễn Xuân Hiền, Trưởng BLL cho biết thêm: Vẫn biết rất mong manh, những người công nhân hậu sông Đà vẫn mong mỏi, hy vọng có ngày được Nhà nước quan tâm ban hành chính sách giúp người công nhân sông Đà xưa đã hy sinh, cống hiến cho công trình thế kỷ, giúp họ phần nào cải thiện cuộc sống.
L.T
(HBĐT) - Nhằm tạo điều kiện để tất cả các trẻ em trên toàn tỉnh, nhất là trẻ em sống trong các gia đình nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em sống ở vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn được vui Tết Trung thu đầm ấm, vui tươi, vừa qua, Sở LĐ-TB&XH đã có Văn bản số 1232 về việc hướng dẫn tổ chức Tết Trung thu gửi tới các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, UBND các huyện, thành phố.
(HBĐT) - Chiều 3/9, Đoàn công tác Công an tỉnh do Đại tá Trương Quang Hải, Phó Giám đốc Công an tỉnh làm trưởng đoàn đã đến động viên thăm hỏi và tặng quà đồng chí Bùi Thế Cần – Công an viên xã Thung Nai (Cao Phong).
(HBĐT) - Sáng 4/9, Hội LHPN tỉnh tổ chức hội nghị triển khai Dự án "Tăng cường vai trò của phụ nữ và trẻ em gái tỉnh Hòa Bình trong phòng, chống bạo lực giới”. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Hội LHPN tỉnh, MTTQ và một số Hội, đoàn thể cùng 16 xã của 4 huyện thuộc Dự án (Lạc Sơn, Mai Châu, Yên Thủy, Đà Bắc).
(HBĐT) - Ngày 4/9, Sở LĐ - TB &XH tỉnh phối hợp với tổ chức Tầm nhìn thế giới tại Việt Nam tổ chức Hội thảo tăng cường hiệu quả hoạt động của Ban Bảo vệ trẻ em và lập Kế hoạch công tác Bảo vệ trẻ em tỉnh năm 2020. Tham dự hội thảo có 76 đại biểu đại diện cho 11 huyện, thành phố; Trưởng Ban và cán bộ Quản lý Ca của 8 xã dự án thuộc 4 huyện: Mai Châu, Lạc Sơn, Yên Thủy và Đà Bắc.
(HBĐT) - Lương Sơn hiện có trên 21.800 thanh niên (độ tuổi từ 16-30), chiếm 23,8% dân số toàn huyện. Những năm qua, huyện dành sự quan tâm, tổ chức nhiều hoạt động nhằm thu hút đoàn viên, thanh niên (ĐV-TN) tham gia tích cực các phong trào, hoạt động phát triển KT- XH, giữ vững QP-AN trên địa bàn.
(HBĐT) - Chuẩn bị bước vào năm học mới, vừa qua, UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 1217, chỉ đạo việc thực hiện BHYT học sinh, sinh viên (HS, SV) năm học 2019-2020. Trong đó nêu rõ: Để đảm bảo tỷ lệ HS,SV tham gia BHYT năm học 2019 - 2020 đạt 100%, Chủ tịch UBND tỉnh giao: BHXH tỉnh, Sở GD&ĐT, Sở Y tế, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai, thực hiện một số nhiệm vụ sau: