(HBĐT) - Tỉnh ủy, UBND tỉnh đang chỉ đạo các ngành, địa phương thực hiện hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác giáo dục nghề nghiệp. Từ đó xây dựng kế hoạch tuyển sinh hàng năm và chương trình đào tạo chất lượng, hiệu quả. Tư vấn và thực hiện tốt công tác phân luồng học sinh THCS, THPT, triển khai kế hoạch đào tạo, dạy nghề đáp ứng nhu cầu, tạo thuận lợi cho các đối tượng đào tạo tham gia thị trường lao động.
Trường cao đẳng Kỹ thuật công nghệ Hòa Bình duy trì lớp sửa chữa ô tô thu hút đông học viên tham gia.
Thời gian qua, các cơ sở dạy nghề quan tâm nắm bắt nhu cầu thị trường, thực hiện đào tạo, dạy nghề, cung cấp nguồn lao động có nghề cho xã hội và doanh nghiệp. Phó Hiệu trưởng Trường cao đẳng Kỹ thuật công nghệ Hòa Bình Lê Thanh Hải cho biết: Năm nay, công tác tuyển sinh, dạy nghề có nhiều đổi mới, kế hoạch đào tạo, dạy nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu thị trường và xã hội, nắm bắt nhu cầu học sinh THCS không thi đỗ THPT. Năm học 2019-2020, cùng với tiếp tục duy trì 8 ngành nghề đào tạo cho đối tượng đã tốt nghiệp THPT trở lên, nhà trường thực hiện tuyển sinh đối tượng là học sinh đã tốt nghiệp THCS. Học sinh được học đồng thời 2 chương trình đào tạo là học nghề và văn hóa. Đối với chương trình văn hóa, học sinh được học các môn văn hóa lớp 10, 11, 12; dự thi và nhận bằng tốt nghiệp THPT theo quy định của Bộ GD&ĐT. Đối với chương trình trung cấp hệ chính quy, học sinh được đăng ký chọn một trong các chuyên ngành của trường theo các hệ trung cấp, cao đẳng… Như vậy, sau khi ra trường sẽ có 1 bằng nghề trung cấp hoặc cao đẳng, 1 bằng tốt nghiệp THPT và có đủ điều kiện để tham gia thị trường lao động. Được sự chấp thuận của UBND tỉnh, năm nay, nhà trường thực hiện liên danh, liên kết đào tạo lái xe cơ giới đường bộ nhằm khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.
Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Đức Cường cho biết: Tỉnh đã thể chế các văn bản, hướng dẫn của Bộ LĐ-TB&XH vào điều kiện thực tế của tỉnh. Việc định hướng nghề nghiệp, quan tâm đào tạo nghề được chú trọng. Đào tạo, dạy nghề gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Nếu như trước đây, học sinh sau khi tốt nghiệp THPT thường đăng ký vào học đại học, cao đẳng thì vài năm gần đây, tỷ lệ học sinh đăng ký học nghề đã tăng lên đáng kể. Hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 9.000 học sinh tốt nghiệp. Những năm qua, số học sinh phổ thông đăng ký thi đại học, cao đẳng chiếm khoảng 40% (báo cáo của ngành GD&ĐT). Còn lại đi học nghề ở các hệ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Trong đó, trung cấp chiếm tỷ lệ cao hơn. Năm 2016, hệ trung cấp trở lên, tỉnh thực hiện chỉ tiêu 1.600 người; năm 2017 là 2.600 người, năm 2018 khoảng 2.600 người. Về tuyển hệ sơ cấp tăng khá so với những năm trước. Năm 2016 có 4.200 chỉ tiêu, năm 2017 là 7.600 chỉ tiêu, đến năm 2018 là 6.800 chỉ tiêu. Như vậy, nhu cầu đào tạo tập trung vào hệ trung cấp và sơ cấp với khoảng 8.500 chỉ tiêu/năm. Đối với dạy nghề dưới 3 tháng theo Quyết định số 971 của Thủ tướng Chính phủ, mỗi năm, tỉnh dạy nghề cho từ 5.000 - 6.000 đối tượng.
Công tác tuyển sinh hệ giáo dục nghề nghiệp có xu hướng tăng, gần 60% vào các hệ trung cấp, sơ cấp. Bên cạnh đó, sau khi tốt nghiệp THPT, học sinh đi làm công nhân ở các nhà máy trong tỉnh khoảng 1.500 em, ngoài tỉnh khoảng 8.000 em. Các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cũng được triển khai có hiệu quả, kể cả công lập và ngoài công lập. Những năm gần đây, hệ trung cấp, sơ cấp được mở tại cơ sở, tại cụm xã. Con em hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ học phí, chi phí học tập, học sinh, sinh viên được vay vốn. Ngành nghề đào tạo tập trung ở các nghề: điện, sửa chữa máy, hàn, điện tử, cơ khí, điện lạnh… bảo đảm nhân lực trực tiếp phù hợp với thị trường lao động. Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các khu công nghiệp. Theo đó, các doanh nghiệp sử dụng từ 10 - 100 lao động được hỗ trợ 300.000 đồng/lao động; sử dụng từ 100 - dưới 1.000 lao động được hỗ trợ 500.000 đồng/lao động; sử dụng trên 1.000 lao động được hỗ trợ 1 triệu đồng/lao động. Góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia thị trường lao động.
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, ngày 14/3/2018, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 38-CT/TU về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh. Yêu cầu cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể CT-XH từ tỉnh đến cơ sở thực hiện tốt một số nội dung như: Tiếp tục quán triệt, thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác GDNN. Làm tốt công tác dự báo nhu cầu nhân lực của từng địa phương và trên toàn tỉnh. Từ đó, xây dựng kế hoạch tuyển sinh hàng năm và chương trình đào tạo có chất lượng, hiệu quả cho từng cơ sở đào tạo. Tư vấn và thực hiện tốt công tác phân luồng học sinh THCS và THPT trong tham gia học nghề; xây dựng, nhân rộng các mô hình đào tạo nghề có hiệu quả. Tạo điều kiện thu hút mọi nguồn lực của xã hội tham gia đầu tư cho GDNN.
Rà soát, sắp xếp hệ thống mạng lưới các cơ sở GDNN nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo; chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy nghề đáp ứng yêu cầu thực tế, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác GDNN ở các cấp. Đào tạo gắn với nhu cầu thị trường lao động trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu lao động, tạo việc làm bền vững, đảm bảo an sinh xã hội. Đẩy mạnh đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học phù hợp với việc ứng dụng các thành tựu KHKT của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tiếp tục thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thực hiện tốt các cơ chế của tỉnh đã ban hành về GDNN; khuyến khích các doanh nghiệp trong tỉnh tự đào tạo nghề cho người lao động và phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề trong liên kết đào tạo và giới thiệu việc làm cho học sinh, sinh viên…
L.T
(HBĐT) - Huyện Tân Lạc có 8,5 vạn người, trong đó có gần 7,4 vạn người là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Theo rà soát khu vực DTTS và miền núi giai đoạn 2016-2020, huyện có 14 xã khu vực III, 8 xã khu vực II và 2 xã khu vực I; trong số xã khu vực II có 16 thôn, bản đặc biệt khó khăn.
(HBĐT) - Những năm qua, bộ phận "một cửa" của UBND xã Yên Lập (Cao Phong) luôn tiếp nhận và trả hồ sơ đúng thời hạn cho nhân dân. Có được kết quả đó là nhờ xã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), nâng cao chất lượng công vụ.
(HBĐT) - Nếu tính về quãng đường thì từ TP Hòa Bình đến xóm Nưa, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) chỉ khoảng hơn chục km. Song tính về sự phát triển lại là khoảng cách quá xa đối với một xóm thuộc xã đặc biệt khó khăn của vùng hồ Hòa Bình.
(HBĐT) - Nhân dịp bước vào năm học mới 2019 - 2020, ngày 4/9, lãnh đạo LĐLĐ tỉnh cùng Chi đoàn Thanh niên LĐLĐ tỉnh và LĐLĐ huyện Đà Bắc tổ chức thăm và tặng quà cho học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn của trường TH&THCS Cao Sơn.
(HBĐT) - Nhằm tạo điều kiện để tất cả các trẻ em trên toàn tỉnh, nhất là trẻ em sống trong các gia đình nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em sống ở vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn được vui Tết Trung thu đầm ấm, vui tươi, vừa qua, Sở LĐ-TB&XH đã có Văn bản số 1232 về việc hướng dẫn tổ chức Tết Trung thu gửi tới các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, UBND các huyện, thành phố.
(HBĐT) - Chiều 3/9, Đoàn công tác Công an tỉnh do Đại tá Trương Quang Hải, Phó Giám đốc Công an tỉnh làm trưởng đoàn đã đến động viên thăm hỏi và tặng quà đồng chí Bùi Thế Cần – Công an viên xã Thung Nai (Cao Phong).