(HBĐT) - Hưng Thi là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Thủy. Trước đây, với địa bàn bị chia cắt bởi mạng lưới sông, suối, đường giao thông không thuận tiện đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế của xã. Hiện nay, từ những dự án cầu dân sinh, hệ thống giao thông được đầu tư nâng cấp đã tạo đà thuận lợi để Hưng Thi chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển KT-XH địa phương.


Cầu cứng bắc qua sông Bôi vào trung tâm xã được xây dựng tạo thuận lợi cho người dân xã Hưng Thi (Lạc Thủy) đi lại, vận chuyển hàng hóa.

Vốn là xã nghèo, thu nhập chính của người dân vẫn phụ thuộc vào nông, lâm nghiệp. Xác định phải có đường giao thông thuận lợi thì kinh tế mới phát triển mạnh. Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, từ các dự án đầu tư của Nhà nước, xã chủ trương huy động nguồn vốn trong dân để xây dựng hệ thống giao thông nông thôn. Chính từ những con đường được xây mới, cải tạo kiên cố hiện nay, mạng lưới giao thông trong toàn xã được thông suốt, góp phần thay đổi diện mạo của xã, tăng thu nhập cho người dân nhờ trao đổi, buôn bán nông, lâm sản.

Đồng chí Bùi Văn Dương, Chủ tịch UBND xã Hưng Thi cho biết: Bằng nguồn vốn hỗ trợ của các chương trình, dự án lồng ghép và nhân dân đóng góp, đến nay, tỷ lệ cứng hóa đường giao thông nông thôn của xã đạt 70%. Ngoài ra, trên địa bàn xã được xây dựng được 4 cầu treo dân sinh, 2 ngầm tràn bê tông nên tình hình giao thông thuận lợi hơn nhiều. Hiện, xã cũng đã được xây dựng cầu cứng bắc qua sông Bôi vào trung tâm xã nên có thể nói một thời gian ngắn nữa, người dân không còn phải lo ngại ách tắc việc vận chuyển nông sản vào mùa mưa lũ.

Với những điều kiện thuận lợi từ cầu dân sinh mang lại, Hưng Thi có điều kiện phát triển kinh tế. Kinh tế rừng hiện là thế mạnh của địa phương. Đồng chí Bùi Văn Dương cho biết thêm: Xã có trên 170 ha rừng trồng sau khai thác, có thể thấy đây là hướng đi chính của xã trong phát triển KT-XH. Cùng với kinh tế rừng, xã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở địa phương. Đặc biệt là thực hiện mô hình trồng cây có múi, trồng sả. Diện tích cam, bưởi toàn xã đạt trên 100 ha, sả 80 ha; hơn 200 ha cây rau màu, trong đó chủ yếu cây trồng có giá trị kinh tế như bí xanh, mướp đắng. 

Anh Bùi Văn Tiến, người dân xóm Niếng, xã Hưng Thi cho biết: Nhờ có tuyến đường được bê tông hóa, giao thông thuận lợi đỡ bị tính cước vận chuyển nên sản phẩm nông sản làm ra có giá trị hơn, đời sống của gia đình cũng được cải thiện. Cùng chung quan điểm, chị Bùi Thị Hoa, thôn Thơi chia sẻ: Trước đây trồng được cam, sả chúng tôi chờ tư thương vào thu mua, bao giờ cũng bị ép giá. Hiện nay, có cầu treo dân sinh, đường bê tông thuận lợi, chúng tôi chủ động đưa hàng lên đường Hồ Chí Minh đổ cho tư thương nên giá được đảm bảo hơn.

Nhờ giao thông thuận lợi và những nỗ lực vượt khó, đến nay, đời sống nhân dân trong xã từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt gần 35 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 20%. Xã hoàn thành 15 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.

 Đinh Hòa

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục