(HBĐT) - Từ TP Hòa Bình tới xã Đồng Nghê (Đà Bắc) ngót nghét trăm cây số. Những cung đường uốn lượn, nhiều đoạn gập ghềnh đất đá, rồi thì biển cảnh báo sạt lở liên tiếp, dấu vết của đợt mưa lũ lịch sử cuối năm 2017 vẫn còn hằn sâu khiến đường tới Đồng Nghê càng thêm xa.

 

Người dân xóm Nghê, xã Đồng Nghê (Đà Bắc) được hỗ trợ bò giống sinh sản, góp phần tạo sinh kế.  

"Nơi đây là xã vùng hồ, chấm cuối trên bản đồ của huyện vùng cao Đà Bắc, giáp ranh với huyện Phù Yên (Sơn La) và huyện Tân Sơn (Phú Thọ). Điều kiện tự nhiên bất lợi, thiếu đất sản xuất, giao thông khó khăn, trình độ dân trí thấp là nguyên nhân chính khiến Đồng Nghê vẫn là xã đặc biệt khó khăn” - Bí thư Đảng ủy xã Bùi Văn Xứng bắt đầu câu chuyện với chúng tôi như vậy.

Toàn xã có tổng diện tích trên 3.200 ha, nhưng phần lớn là đồi núi, sông, suối chia cắt, thường trực tình trạng sạt lở đất, đá, lũ ống, lũ quét vào mùa mưa. Diện tích cấy lúa chỉ khoảng 24 ha, tập trung nhiều ở Nước Mọc là xóm trung tâm xã. Những xóm khác ruộng cấy lúa manh mún, diện tích trồng lúa nương cho năng suất thấp do phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Đất đồi trước đây chủ yếu trồng ngô để chăn nuôi và làm hàng hóa nhưng vài năm nay, người dân bỏ trồng ngô do được tuyên truyền không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe. Không có việc làm, thu nhập tại chỗ, để đảm bảo chi tiêu hàng ngày, người dân Đồng Nghê phải rời bản làng đi làm ăn xa. Theo thống kê, toàn xã có khoảng 30% dân số thường xuyên đi làm ăn xa và đi làm thời vụ từ 40-50% dân số.

Những năm qua, được hưởng lợi từ các chương trình, dự án, nhất là qua Chương trình 135, Dự án hỗ trợ người dân vùng hồ sông Đà, chương trình giảm nghèo đã giúp cơ sở hạ tầng thiết yếu của xã từng bước đáp ứng nhu cầu sử dụng. Xã cũng tích cực phối hợp với các ngành, đoàn thể của huyện, tỉnh trang bị kiến thức làm ăn cho người dân qua các lớp tập huấn chuyển giao KHKT, lớp học nghề ngắn ngày về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi cá lồng. Đồng thời, phối hợp với Ngân hàng CSXH huyện tạo điều kiện giúp người dân vay vốn ưu đãi với tổng dư nợ 8,7 tỷ đồng. Từ sự hỗ trợ này, các hộ phát triển chăn nuôi gia súc với tổng đàn trâu, bò gần 1.150 con và đầu tư nuôi trên 40 lồng cá.

Đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Bùi Văn Xứng cho biết thêm: Mặc dù được sự quan tâm của các cấp, ngành, song phải thẳng thắn nhìn nhận việc phát huy hiệu quả chưa cao. Ngoài nguyên nhân khách quan do điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý không thuận lợi còn có nguyên nhân chủ quan, đó là một bộ phận khá lớn người dân còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước; không chịu khó học tập để nâng cao trình độ. Nhiều hộ chưa thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vẫn nặng tập quán tự cung, tự cấp nên chưa chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Cùng đoàn công tác tới xóm Nghê hỗ trợ các hộ bò giống sinh sản và tập huấn kỹ thuật trồng cỏ, chăm sóc, phòng - chống dịch bệnh cho vật nuôi, chúng tôi chứng kiến sự vui mừng, hồ hởi của các gia đình. Song, cũng được chứng kiến thực tế buồn khi nhiều người không biết chữ để ký nhận. Qua trò chuyện được biết thêm, hiện ở đây nhiều học sinh chỉ học đến cấp 2. Nhiều người mới hơn 40 tuổi đã lên ông, lên bà. Phụ nữ sinh nở chủ yếu tại nhà do trạm y tế ở xa, đi lại khó khăn. Có ca khó phải chuyển lên huyện thì ra tận xã Mường Chiềng mới có xe, thuê mất khoảng 2 triệu đồng, là chi phí quá cao đối với người dân nghèo.

Đợt mưa lũ lịch sử năm 2017, Đồng Nghê bị thiệt hại nặng nề. Nhiều hộ mất nhà cửa, tài sản. Đặc biệt, 30 hộ ở xóm Đăm phải chuyển về khu tái định cư xóm Nghê do mất nhà cửa hoàn toàn và nằm trong khu vực nguy cơ sạt lở cao. Hiện các hộ đã ổn định cuộc sống nơi ở mới nhưng do không có đất sản xuất nên hàng ngày vẫn phải về lại xóm Đăm làm ruộng, nương, thu nhập bếp bênh.

Khó khăn chồng khó khăn nên Đồng Nghê mới đạt 9/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Xã đặt mục tiêu cuối năm nay hoàn thành thêm 2 tiêu chí nhưng là thách thức rất khó thực hiện bởi nguồn lực tại chỗ gần như không có khi thu nhập bình quân đầu người mới đạt gần 16 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn tới hơn 50%. Trước thực tế này, xã mong được sự quan tâm, giúp sức của các cấp, ngành và sự hỗ trợ từ bên ngoài để Đồng Nghê được "kéo lại gần hơn.”


Thu Hiền

Các tin khác


Huyện Kim Bôi ra quân Tình nguyện mùa đông năm 2019

(HBĐT) - Tại xã đặc biệt khó khăn Nuông Dăm, Hội LHTN huyện Kim Bôi vừa tổ chức ra quân Tình nguyện mùa đông năm 2019 và Xuân tình nguyện năm 2020. Các y, bác sỹ CLB thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác của huyện, hơn 100 đoàn viên, thanh niên cùng đông đảo nhân dân trên địa bàn đã tham gia, hưởng ứng chương trình.

Hướng dẫn tra cứu thông tin thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh

(HBĐT) - Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hòa Bình đi vào hoạt động từ ngày 1/8/2017, là đơn vị đầu mối thực hiện tiếp nhận, hướng dẫn, giải quyết hồ sơ và trả kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân. Nhằm hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp khi đến giao dịch, giải quyết TTHC, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đã xây dựng cuốn sổ tay "Hướng dẫn thực hiện TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh”. Xin giới thiệu cùng bạn đọc!.

Ba học sinh rơi xuống đường khi ôtô đang chạy

Ôtô đang chở 16 học sinh lớp 1 ở Biên Hòa từ trường về nhà giáo viên chủ nhiệm thì cửa sau bung ra khiến ba em rơi xuống đường.

Hướng dẫn tra cứu thông tin thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh

(HBĐT) - Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hòa Bình đi vào hoạt động từ ngày 1/8/2017, là đơn vị đầu mối thực hiện tiếp nhận, hướng dẫn, giải quyết hồ sơ và trả kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân. Nhằm hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp khi đến giao dịch, giải quyết TTHC, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đã xây dựng cuốn sổ tay "Hướng dẫn thực hiện TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh”. Xin giới thiệu cùng bạn đọc!.

Lan tỏa phong trào “Mái ấm nông dân” huyện Lạc Thủy

(HBĐT) - Là đơn vị tiên phong triển khai xây dựng phong trào "Mái ấm nông dân” trong toàn tỉnh, từ năm 2011 đến nay, Hội Nông dân (HND) huyện Lạc Thủy đã hỗ trợ, bàn giao đưa vào sử dụng 9 căn nhà cho hộ nghèo với tổng kinh phí trên 170 triệu đồng. Hoạt động nhân văn, ý nghĩa của hội viên nông dân đã thực sự lan tỏa ở các cấp hội, tạo động lực giúp các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong cuộc sống, cải thiện thu nhập, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.

Cần xử lý dứt điểm cơ sở tái chế bao bì gây ô nhiễm môi trường tại khu công nghiệp Mông Hóa

(HBĐT) - Bức xúc trước tình trạng ô nhiễm, đã có thời điểm hàng chục người dân xóm Dụ Phượng và Nai Bẵn, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) tập trung trước cổng cơ sở sản xuất, tái chế nguyên liệu bao bì phế thải thành hạt nhựa của ông Nguyễn Xuân Thủy, trú tại thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) làm chủ yêu cầu dừng hoạt động, không có hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng chục hộ dân xung quanh khu vực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục