(HBĐT) - Năm 2009, Bệnh viện Nhi Trung ương thực hiện điều tra, làm xét nghiệm gen bệnh tan máu bẩm sinh (TMBS) tại 3 xã: Nam Thượng, Đú Sáng, Vĩnh Đồng thuộc huyện Kim Bôi. Kết quả cho thấy, 3 địa phương trên có tỷ lệ người mắc bệnh TMBS cao hơn các địa phương khác; trong đó, dân tộc Mường có tới 23% người dân mắc bệnh. Trước thực tế trên, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Kim Bôi đã nỗ lực tìm nguyên nhân và đề ra những giải pháp phù hợp để phòng bệnh TMBS.
Cán bộ Hội Phụ nữ xã Hợp Đồng (Kim Bôi) tuyên truyền tới hội viên về cách phòng bệnh tan máu bẩm sinh.
Theo thống kê của Phòng DS-KHHGĐ huyện, toàn huyện có khoảng 40 người mắc bệnh TMBS. Bệnh có ở hầu hết các xã của huyện, trong đó, xã Hợp Đồng và Vĩnh Đồng có tỷ lệ người mắc bệnh cao nhất. Hiện, xã Hợp Đồng có 10 người mắc bệnh TMBS, riêng xóm Sằn có 6 người, nhiều người bệnh có quan hệ họ hàng, anh em, nhiều cặp vợ chồng kết hôn cận huyết thống.
Chị Bùi Thị Vinh, xóm Sằn (xã Hợp Đồng) chia sẻ: Con trai tôi là cháu B.M.K (SN 2014), từ khi sinh ra đã nhợt nhạt, xanh xao, chậm lớn, ốm đau triền miên. Khi cháu được 5 tháng, gia đình cho cháu đi khám, bác sỹ kết luận cháu mắc bệnh TMBS. Trong xóm và trong họ nhà tôi cũng có người mắc bệnh TMBS nên tôi biết đây là căn bệnh sẽ đeo bám cuộc sống của con trai tôi suốt đời. Cuộc sống của cháu là ở bệnh viện, là truyền máu và thải sắt. Cháu không còn sợ khi bị cắm kim truyền vào tay vì cháu biết nếu không truyền máu cháu sẽ rất mệt, có thể lịm đi bất cứ lúc nào. 6 năm nay, tôi cùng con chống chọi với bệnh TMBS đã giúp tôi hiểu rằng cần phải có những kiến thức về sức khỏe sinh sản trước khi kết hôn. Thanh niên, vị thành niên phải tích cực tham gia các câu lạc bộ tiền hôn nhân, khám sức khỏe trước hôn nhân, khi mang thai cần sàng lọc trước sinh.
Đồng chí Phạm Thị Thủy, Trưởng phòng DS-KHHGĐ huyện Kim Bôi cho biết: Từ năm 2011, sau khi có các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Y tế về tăng cường phòng bệnh TMBS, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch và thực hiện mô hình "Can thiệp giảm thiểu mắc bệnh TMBS”. Phòng DS-KHHGĐ huyện tiến hành điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng bệnh TMBS trên địa bàn huyện. Kết quả cho thấy, hầu hết các xã đều có bệnh nhân mắc bệnh TMBS. Trên cơ sở đó, Phòng DS-KHHGĐ phối hợp với các hội, đoàn thể, chính quyền các xã thực hiện công tác truyền thông, tổ chức hội nghị triển khai các hoạt động tư vấn, vận động người dân làm xét nghiệm sàng lọc gen bệnh cho đối tượng là thanh niên, vị thành niên.
Qua 9 năm triển khai mô hình "Can thiệp giảm thiểu mắc bệnh TMBS” tại huyện Kim Bôi đã đạt được một số kết quả quan trọng. Người dân có ý thức và chuyển đổi hành vi trong phòng mắc mới bệnh TMBS tại cộng đồng. Người dân tích cực làm xét nghiệm máu để phát hiện gen bệnh trước khi kết hôn. Phụ nữ mang thai có ý thức tham gia sàng lọc, chẩn đoán trước sinh. Năm 2019, 100% trẻ sinh ra trên địa bàn huyện không phát hiện mắc bệnh TMBS. Người nhà có bệnh nhân mắc bệnh TMBS có kiến thức chăm sóc và thực hiện theo đúng phác đồ điều trị. Nội dung phòng bệnh TMBS được đưa vào trở thành nội dung sinh hoạt của các câu lạc bộ dân số. Một bộ phận người dân có ý thức tìm đến cán bộ dân số xã để được tư vấn, khám phòng bệnh. Công tác truyền thông về bệnh TMBS thực hiện dưới nhiều hình thức như: nói chuyện chuyên đề, lồng ghép vào các buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ tại các xã, thị trấn. Năm 2019, Phòng DS-KHHGĐ huyện đã tổ chức 13 buổi truyền thông về dân số với nội dung trọng tâm là cách phòng bệnh TMBS. Duy trì hoạt động của 2 câu lạc bộ phòng bệnh TMBS tại xã Hợp Đồng và Vĩnh Đồng.
Thu Thủy
(HBĐT) - Cùng thời điểm này năm 2018, dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM) bùng phát và gây thiệt hại trên đàn lợn của tỉnh. Năm nay, dịch xuất hiện trở lại trên đàn gia súc của một số địa phương. Hiện đã ghi nhận 2 ổ dịch LMLM tại huyện Lương Sơn, 2 ổ dịch tại huyện Đà Bắc. Lác đác có hiện tượng trâu, bò bị bệnh LMLM ở các huyện Lạc Sơn, Tân Lạc, Lạc Thủy.
(HBĐT) - Ngày 12/12, Đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã kiểm tra công tác phát triển sản xuất chăn nuôi, phòng - chống đói, rét cho đàn gia súc, gia cầm tại huyện Đà Bắc.
(HBĐT) - Theo thống kê, trên địa bàn xã Lạc Sỹ (Yên Thủy) có khoảng 45 hộ dân sinh sống trong các khu vực có nguy cơ tiềm ẩn sạt lở cao cần di chuyển đến nơi ở mới. Tuy nhiên, do quỹ đất ở hạn hẹp, nguồn kinh phí hỗ trợ lớn, nên địa phương không đáp ứng được. Chính vì vậy, cấp ủy, chính quyền và người dân mong muốn Nhà nước quan tâm, hỗ trợ người dân được chuyển đến nơi an toàn. Qua đó sớm ổn định cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH địa phương.
(HBĐT) - Ngày 11/12, UB MTTQ huyện Kim Bôi tổ chức Hội nghị tổng kết công tác mặt trận năm 2019, triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2020.
(HBĐT) - Đại biểu Nguyễn Thị Thanh Hảo (TP Hòa Bình) hỏi: Thời gian qua, người dân và cử tri có ý kiến về việc Công ty cổ phần nước sạch Hòa Bình đầu tư, cải tạo hệ thống đường ống nước. Nhưng lại bắt các hộ dân nộp tiền đấu nối; nhân viên đi lắp các đấu nối tiếp tục thu tiền của dân 300.000 đồng/1hộ, như vậy có đúng không? Hiện nay, cổ phần của Nhà nước ở Công ty Nước nước sạch Hòa Bình còn 40%. Chủ trương của Chính phủ sẽ thoái hết số vốn tại doanh nghiệp. Vậy, việc đảm bảo an ninh nguồn nước, kiểm soát chất lượng nước, môi trường, các khoản thu của Công ty đối với người dân... Nhà nước sẽ quản lý như thế nào?
(HBĐT) - Đại biểu Bùi Văn Sởn (Lạc Sơn) hỏi: Ngày 24/9/2019, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2025/QĐ-UBND về việc chuyển mục đích sử dụng đất của hộ ông Quách Trọng Thỉnh hiến 1.288,2 m2 đất giao cho giáo xứ Mường Riệc để xây dựng nhà thờ họ xóm Đồi Cả tại xã Mỹ Thành (Lạc Sơn). Đến nay đã hơn 2 tháng nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? Đề nghị đồng chí Giám đốc Sở trả lời cho cử tri biết lý do vì sao?