Để tạo điều kiện trưng bày, giới thiệu cây cảnh, hoa, quả, các sản phẩm hàng Tết, sản phẩm làng nghề truyền thống đáp ứng nhu cầu mua sắm, tham quan giải trí của nhân dân cũng như du khách trong và ngoài nước dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, thành phố Hà Nội đã có kế hoạch tổ chức chợ hoa xuân tại 51 điểm ở các quận, huyện, thị xã trên địa bàn.
Chợ hoa Quảng Bá (Tây Hồ, Hà Nội). Ảnh minh hoạ: H.V/Báo Tin tức
Thời gian hoạt động của của các điểm chợ hoa này từ 4/1 (ngày 10/12 Âm lịch) đến ngày 24/1 (tức ngày 30/12 âm lịch). Kinh phí thực hiện từ nguồn xã hội hóa và ngân sách các quận, huyện.
Thành phố chỉ đạo các ban ngành, quận, huyện quan tâm tới việc tổ chức chợ hoa; đảm bảo chợ hoa phải có tên biển, trang trí cờ, ánh sáng, đơn vị quản lý với số điện thoại cụ thể giao dịch hoặc kịp thời giải quyết sự cố. Đồng thời, dành khoảng 30% diện tích chợ làm nơi trông giữ phương tiện cho khách đến tham quan, mua sắm; trang trí, bố trí khu vực chợ và sắp xếp hoa, cây cảnh, ngành hàng, mặt hàng hợp lý, thuận tiện cho việc mua sắm của nhân dân...
Các điểm chợ hoa đã được phê duyệt cách nút giao thông tối thiểu 20m tính từ mép đường giao nhau. Sở Giao thông Vận tải có nhiệm vụ phân luồng nhằm đảm bảo an ninh trật tự; hạn chế ách tắc khu vực chợ hoa. Sở Xây dựng và Sở Tài nguyên Môi trường phối hợp với các địa phương triển khai phương án chiếu sáng, thu dọn rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
Vì điều kiện địa lý nên các quận trung tâm nội thành được bố trí ít điểm hơn. Cụ thể, quận Hoàn Kiếm có 1 điểm tại phường Hà Mã; quận Hai Bà Trưng 3 điểm tại chợ Mơ, Công viên Thống Nhất, Công viên Tuổi trẻ; quận Thanh Xuân với 2 điểm tại Công viên hồ điều hòa Nhân Chính và ngõ 64 đường Kim Giang; Quận Hoàng Mai có 2 điểm gần hồ Đền Lừ và phố Hoàng Liệt.
Một số quận vùng ven được bố trí nhiều điểm hơn như: quận Hà Đông 9 điểm; Bắc Từ Liêm 5 điểm; Tây Hồ 7 điểm và thị xã Sơn Tây 4 điểm…
Theo TTXVN
(HBĐT) - Năm 2019 được lấy là năm vì lợi ích đoàn viên công đoàn, vì vậy, các cấp Công đoàn huyện Lạc Thủy tiếp tục khẳng định nhiệm vụ hàng đầu của tổ chức là chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động.
(HBĐT) - Năm 2019, các cấp Công đoàn trong toàn ngành Công Thương Hòa Bình đã nỗ lực hoạt động, đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong đó, công tác bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên Công đoàn là một trong những nội dung được Công đoàn ngành quan tâm hàng đầu, thường xuyên theo dõi, chỉ đạo các Công đoàn cơ sở thực hiện tích cực, hiệu quả.
(HBĐT) - Tính đến ngày 30/11/2019, số nợ BHXH, BHYT, BHTN trong toàn tỉnh trên 99 tỷ đồng, chiếm 3,29% so với kế hoạch giao (không bao gồm số tiền nợ BHYT do ngân sách Nhà nước đóng, hỗ trợ đóng và tiền nợ lãi chậm đóng). Trong đó, nợ BHXH trên 56 tỷ đồng, gồm: nợ dưới 1 tháng trên 26 tỷ đồng, nợ trên 3 tháng trên 2 tỷ đồng, nợ kéo dài trên 6 tháng trên 11 tỷ đồng, nợ khó thu trên 16 tỷ đồng; nợ BHTN trên 1,8 tỷ đồng; nợ BHYT trên 21 tỷ đồng (ngân sách Nhà nước nợ 17.013 triệu đồng); nợ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 417 triệu đồng; nợ lãi BHXH, BHYT, BHTN trên 19 tỷ đồng. Theo chỉ tiêu tỷ lệ nợ đọng giao của ngành trong năm 2019 giảm còn 2,95% so với số thu.
(HBĐT) - Ngày 11/11/2019, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 181 về việc triển khai nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến năm 2019 trên địa bàn tỉnh. "Phát triển mô hình câu lạc bộ điểm phụ nữ tự tin - tự trọng - trung hậu - đảng đang và phong trào xây dựng đường hoa không đồng” của chi hội phụ nữ khu 6, thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) là một trong những mô hình được triển khai nhân rộng.