(HBĐT) - Theo những cụ cao niên ở thôn Chợ Bến, xã Thanh Cao (Lương Sơn), chợ Bến xưa kia rất sầm uất và phát triển. Chợ không chỉ phục vụ cho xã mà nhiều xã lân cận, hàng hóa đa dạng, phong phú. Hiện nay, chợ Bến không còn là chợ trung tâm của nhiều xã vùng Nam Lương Sơn như trước nhưng mặt hàng thuốc nam vẫn được bày bán nhiều. Dần dần, chợ Bến trở thành một trong những chợ đầu mối thuốc nam lớn nhất nhì khu vực phía Bắc.



Các bà lang bán thuốc nam tại chợ Bến, xã Thanh Cao (Lương Sơn).

Ở chợ có những bà lang đã bán thuốc ở đây hàng mấy chục năm. Bà Nguyễn Thị Đặng là một người như thế. Hơn 70 tuổi, nhà ở xóm Quèn Thị, xã Cao Dương (Lương Sơn), cách chợ Bến vài km, trừ những hôm mưa gió, còn cứ đến phiên chợ, chỉ 6 - 7h là bà đã có mặt ở chợ. Mang theo các loại thuốc do bà hái đến chợ bán. Bà Đặng cho biết: Tôi là đời thứ 3 bán thuốc nam ở chợ Bến. Trước đây mẹ tôi cũng đã bán ở đây hàng mấy chục năm trời, sống đến 102 tuổi và mới mất cách đây 2 năm. Tất cả những bài thuốc này đều do mẹ tôi truyền lại. Bây giờ, tôi hơn 70 tuổi nhưng vẫn đi lấy lá thuốc và đem bán ở chợ. Hôm bán được nhiều, hôm bán được ít nhưng đến phiên là đi chợ. Hôm nào mưa gió phải nghỉ là trong lòng thấy thiếu.

Những người như bà Đặng chiếm chủ yếu ở chợ Bến này. Họ là người dân tộc Dao, Mường ở các xã lân cận chuyên trồng cây thuốc, hoặc là người đi hái thuốc trong rừng về phơi, đến phiên đem bán trực tiếp hoặc đưa hàng thẳng đến các nhà bán buôn với giá rẻ, chỉ vừa đủ công đi hái lá thuốc như thể để duy trì những phiên chợ đặc biệt. Đơn giản như vậy nhưng chợ thuốc nam ở đây lại khá nổi tiếng. Thuốc ở chợ đã được xuất bán tại nhiều tỉnh, thành phố, thậm chí vào cả miền Nam. Chợ đầu mối này cũng là địa chỉ quen thuộc của nhiều nhà thuốc nam trên địa bàn tỉnh. Bà lang Khiển, phố Bãi Nai, xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) là khách hàng quen thuộc. Tuổi đã cao, nhưng mỗi tháng 6 lần, bà Khiển bắt chuyến xe khách sớm nhất từ Hòa Bình đi hướng Phủ Lý - Hà Nam để xuống chợ. Bà Khiển cho biết: Chợ Bến hiện vẫn còn nhiều loại thuốc nam mà trên thị trường rất hiếm, đó là những loại cây chỉ mọc sâu trong rừng chứ không mang về vườn trồng được, chỉ có bà con đồng bào Mường, Dao đi rừng mới biết để lấy. Ngoài ra, xuống chợ, tôi cũng học được cách kết hợp thuốc của các bà lang, bà mế. Không phải đương nhiên mà thuốc nam thường có nhiều vị, là do các bà mế biết được đặc tính của từng loại cây để kết hợp lại thành vị thuốc chữa được nhiều bệnh, tăng sức khỏe cho người bệnh, hoặc cũng có thể uống hàng ngày để phòng bệnh.

Tuy nhiên, thứ hấp dẫn ở chợ Bến ngoài sự phong phú của các bài thuốc còn là cách bán hàng ở phiên chợ đặc biệt này. Khách mua có thể sà vào từng mẹt hàng, gánh thuốc, hỏi han từng loại thuốc chữa bệnh gì, vì sao có loại khô, loại tươi... đều được những bà mế giải thích cặn kẽ. Còn nếu không biết nên mua loại nào, các bà mế có thể nhìn sắc mặt, hỏi han tình trạng sức khỏe, độ tuổi để tư vấn cho khách những loại thuốc phù hợp. Giá thuốc ở đây khá rẻ, chủ yếu được phơi sấy thủ công. Phiên chợ thuốc thường diễn ra trong thời gian ngắn, tấp nập một lúc từ 8 - 9h. Khoảng 10h thì những bà lang bắt đầu thu dọn ra về, nhưng nếu có người mang một loại thuốc đến và nhờ tư vấn, các bà không ngại ngồi lại để hướng dẫn cho cách uống thế nào, chữa bệnh gì, dù rằng không mua hàng của mế.

Có dịp trải nghiệm chợ thuốc nam chợ Bến, trò chuyện với các bà lang bán thuốc cảm nhận rõ hơn giá trị của nghề thuốc, đặc biệt là nghề thuốc nam được truyền từ đời này sang đời khác. Phải chăng vì điều đó mà chợ thuốc nam nơi đây vẫn duy trì như một giá trị trao truyền của nguồn cội.


Phương Linh


Các tin khác


Ngày đầu thực hiện cách ly toàn xã hội ở thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Sáng 1/4, ngày đầu tiên cả nước thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, người dân tuân thủ nghiêm chỉnh những khuyến cáo, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa hoặc dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác; giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.

Công đoàn Ngân hàng CSXH tỉnh ủng hộ 50 triệu đồng phòng, chống dịch Covid-19

(HBĐT) - Hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19, BCH Công đoàn cơ sở Ngân hàng CSXH tỉnh chỉ đạo mỗi Công đoàn bộ phận trực thuộc ủng hộ 5 triệu đồng để hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các Trung tâm Y tế trên địa bàn toàn tỉnh.

6 tập thể, cá nhân ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19

(HBĐT) - Hưởng ứng đợt phát động ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh, Ủy ban MTTQ huyện Kim Bôi đã tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân trong huyện tham gia ủng hộ để chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

Xây dựng phương án cách ly y tế vùng có dịch Covid-19

(HBĐT) - Ngày 31/3, BCĐ phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh vừa ban hành Công văn số 755/BCĐ-SYT về việc "xây dựng phương án cách ly y tế vùng có dịch Covid-19”.

Thêm một tài khoản Facebook bị xử phạt do đăng thông tin sai sự thật

Chiều 31-3, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp Phòng An ninh Chính trị nội bộ Công an tỉnh, Công an các phường Xuân Phú, Phú Hoà (TP Huế) tiến hành làm rõ vụ việc và ra quyết định xử phạt 10 triệu đồng đối với chị Võ Ngọc Hạ U. về hành vi đăng tải nội dung thông tin không đúng sự thật liên quan đến văn bản chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của lãnh đạo UBND thành phố trên mạng xã hội Facebook, gây hoang mang dư luận.

Tạm dừng hoạt động vận tải trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp

(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19;  Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19; Công văn số 474/UBND-CNXD ngày 30/3/2020 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc sắp xếp, tổ chức lại hoạt động vận tải hành khách trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp;  Công văn số 486/UBND-KGVX ngày 31/3/2020 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc tạm dừng các hoạt động kinh doanh, dịch vụ không cần thiết nhằm tăng cường phòng, chống dịch COVID-19; Căn cứ Công văn số 491/UBND-KGVX ngày 31/3/2020 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục