(HBĐT) - Đã nhiều ngày nay, dịch bệnh Covid-19 hoành hành khiến cho cuộc sống của người dân cả nước nói chung, tỉnh Hòa Bình nói riêng chịu ảnh hưởng không nhỏ. Thực hiện nghiêm việc cách ly toàn xã hội từ ngày 1 – 15/4/2020 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, về cơ bản người dân đã chấp hành tốt theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh. Theo đó, người dân đã hạn chế ra đường khi không có việc thực sự cần thiết. Và ở tại nhà, mỗi người dân lựa chọn cho mình những thú vui đã cũ, nhưng lại thành điều mới mẻ, trở thành phong trào trong mùa dịch Covid.


Em Tạ Ánh Hồng, học sinh lớp 5, phường Tân Hòa (TP Hòa Bình) tự tay làm bánh tại nhà trong những ngày nghỉ học do dịch Covid-19.

Tại ngõ 44, đường Trần Quý Cáp, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) luôn đông vui vào mỗi buổi chiều với nhiều hoạt động của người dân như đánh bóng chuyền mềm, chơi cờ tướng, trẻ nhỏ chạy nhảy, nô đùa. Tuy nhiên, từ khi thực hiện cách ly xã hội, ngõ xóm này bỗng trở nên yên ắng hẳn, chỉ còn tiếng động cơ xe máy, ô tô của những người đi làm, đi chợ mua lương thực, thực phẩm. Cuộc sống tấp nập bỗng "chậm” lại. Con đường Trần Quý Cáp sôi nổi phong trào đi bộ của người dân mỗi buổi chiều cũng vì thế mà trầm xuống.

Khác hẳn với không gian tĩnh lặng bên ngoài, nhiều người chọn cho mình nhưng thú vui mới ngay trong ngôi nhà của họ để xua đi nỗi lo mùa dịch, hoặc cũng là dịp có nhiều thời gian để tìm lại cảm giác với những việc "cũ” mà lâu nay bị lãng quên do áp lực công việc, học tập. 

Tại nhà chị Lê Thị Nga, số nhà 3, ngõ 23, đường Trần Quý Cáp, trong gian bếp của gia đình bày biện đủ thứ nguyên liệu để làm bánh. Con gái út của chị Nga là em Tạ Ánh Hồng, học sinh lớp 5 đang được nghỉ học do dịch Covid-19, Hồng chia sẻ: "Ngày thường, em rất thích được tự tay làm các loại bánh như bánh gối, bánh bột lọc, bánh bao hay trà sữa chân châu... nhưng do việc học tập cuối cấp chiếm nhiều thời gian nên ít khi được làm. Từ khi nghỉ học do dịch bệnh đến nay, ở nhà, ngoài những buổi học trực tuyến vào thứ 3, thứ 5 hàng tuần và những lúc tự học, em có nhiều thời gian hơn để tự tay làm bánh cho cả gia đình thưởng thức. Tuy bánh không được bắt mắt, hoặc kém ngon so với hàng quán, nhưng em thấy vui và ý nghĩa vì chúng được làm bằng chính công sức của mình”. Theo chị Nga, con được nghỉ học do dịch bệnh nhưng gia đình vẫn thường xuyên nhắc nhở, giám sát việc học tập để con không bị quên kiến thức sau một thời gian dài không đến lớp. Gia đình cũng đáp ứng sở thích làm bánh để con biết quý trọng sức lao động, làm việc có ích hơn là chỉ "chăm chăm” vào chiếc điện thoại, ipad, ti vi.  

Dường như ai cũng trở thành "đầu bếp giỏi” khi nghỉ dịch. Dễ thấy ngay trên những trang mạng xã hội như facebook, zalo, tiktok tràn ngập những hình ảnh đồ ăn tự làm tại nhà của người dùng "khoe” trên trang cá nhân. Đó có thể là những món ăn cầu kỳ hay đơn giản, nhưng lại ẩn chứa niềm vui, sự ấm cúng trong bữa cơm gia đình. C

cô Nguyễn Thị Thúy, giáo viên trường TH&THCS Hòa Bình (TP Hòa Bình) chia sẻ: "Thường ngày công việc bận rộn, bữa ăn gia đình tôi chỉ chuẩn bị đơn giản nhưng vẫn đủ chất dinh dưỡng. Những ngày cách ly toàn xã hội, chúng tôi chấp hành nghiêm việc hạn chế ra đường khi không thực sự cần thiết, giáo viên trong trường cũng áp dụng việc họp trực tuyến qua phần mềm máy tính, mọi công việc vẫn đảm bảo thông suốt, không bị gián đoạn. Làm việc tại nhà nên tôi cũng có nhiều thời gian hơn để chế biến những món ăn cầu kỳ cho gia đình thưởng thức, mà bình thường tôi chỉ làm vào ngày nghỉ cuối tuần”.

Một trong những phong trào rộ lên trở lại là "thách thức rèn luyện sức khỏe mỗi ngày” trên mạng xã hội được nhiều người thực hiện tại nhà trong mùa dịch. Đó là việc thực hiện động tác thể dục bất kỳ như chống đẩy, gập bụng, hít xà đơn… nhưng phải đều đặn, hoặc nâng cao theo từng ngày. Anh Thanh Chương , một cán bộ đoàn cho biết: "Nhằm mục đích rèn luyện sức khỏe, tăng sức đề kháng và tinh thần cùng cả nước chống dịch của tuổi trẻ tỉnh nhà, tôi và một số đoàn viên, thanh niên đã thực hiện thách thức rèn luyện sức khỏe mỗi ngày bằng cách chống đẩy ít nhất 20 lần/ngày, và up video minh chứng lên trang cá nhân facebook để mọi người thi đua nhau. Đây là việc làm không mới nhưng lại có ý nghĩa về mặt tinh thần, cải thiện sức khỏe chính bản thân mình”. Với cách làm đó, nhiều bạn bè đã tham gia "thách thức” của anh Chương như một cách để giảm thời gian "chết”, và đem lại nhiều lợi ích trong thời điểm này.

Thanh Sơn

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục