(HBĐT) - Lịch sử Đảng bộ huyện Tân Lạc từng ghi lại, đi qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, thị trấn Mãn Đức đã đóng góp cho Nhà nước hàng trăm tấn lương thực, thực phẩm, hàng nghìn lượt bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến và dân quân tự vệ.


Thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) hôm nay mang dáng dấp của một đô thị tương lai. 

Những chiến công bắt sống tên biệt kích nhảy dù, xây dựng trận địa bắn máy bay Mỹ, trực chiến, làm nơi đóng quân cho bộ đội trên đường vào Nam chiến đấu năm xưa mãi là dấu ấn khắc sâu, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống cha ông đối với thế hệ con cháu trên quê hương thị trấn Mãn Đức hôm nay. Đồng chí Bùi Minh Hải, Bí thư TT Đảng ủy thị trấn cho biết: Viết tiếp trang sử vẻ vang, Đảng bộ và Nhân dân thị trấn Mãn Đức đã đoàn kết một lòng, chủ động vượt qua khó khăn, tranh thủ các thuận lợi, vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng, lãnh đạo Nhân dân khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, đẩy mạnh phát triển KT-XH, giành được những kết quả quan trọng trên mọi lĩnh vực.

Với đặc thù vùng cửa ngõ giao thương giữa các tỉnh Tây Bắc và các tỉnh miền xuôi, từ xuất phát điểm thấp, thị trấn đã, đang thay đổi diện mạo theo hướng khang trang, hiện đại, mang dáng dấp của một đô thị trong tương lai gần. Nông nghiệp được phát triển theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại giá trị thu nhập cao, thực hiện hiệu quả nghị quyết của Huyện ủy về phát triển cây bưởi đỏ, bưởi da xanh giai đoạn 2011-2020. Phát huy lợi thế là trung tâm kinh tế của huyện, thị trấn hiện có gần 600 hộ kinh doanh thương mại, du lịch, dịch vụ, đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nước, phát triển kinh tế gia đình. Nhiều hộ chủ động đầu tư vào ngành nghề TTCN, xây dựng, vận tải... góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.

Kết cấu hạ tầng thị trấn được đầu tư đồng bộ. Hầu hết đường giao thông các khu dân cư được cứng hóa. Các công trình sân vận động, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, bãi rác thải, nghĩa trang... được quy hoạch đảm bảo và nâng cấp, cải thiện. Nhân dân các xóm, khu dân cư đã đóng góp gần 5 tỷ đồng xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, tham gia phong trào toàn dân làm giao thông nông thôn, thực hiện công tác vệ sinh môi trường, đảm bảo cảnh quan đô thị xanh - sạch - đẹp.

Thị trấn hiện có 27 khu dân cư, dân số gần 15.000 người, bình quân thu nhập đầu người năm 2019 đạt 45 triệu đồng. Đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân ngày càng được cải thiện, nâng cao. Có trên 86% hộ đạt gia đình văn hóa. Các trường học, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, các cơ quan, trường học đạt cơ quan, trường học văn hóa. Bên cạnh đó, công tác ATTT đảm bảo, thị trấn luôn hoàn thành tốt chỉ tiêu về khám tuyển nghĩa vụ quân sự hàng năm, huấn luyện cho dân quân tự vệ, diễn tập chiến đấu trị an. Phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc phát triển sâu rộng, gắn với xây dựng thế trận an ninh Nhân dân. Chính sách với người có công, phong trào "Đền ơn, đáp nghĩa" lan tỏa với sự tham gia tích cực của toàn dân. Trong các năm 2016 - 2019, Đảng bộ thị trấn liên tục giữ vững danh hiệu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.       

 Bùi Minh

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục