(HBĐT) - Những năm qua, cùng với vận động đoàn viên thanh niên (ĐVTN) phát huy vai trò xung kích trong các phong trào tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, Thành Đoàn Hòa Bình đã làm tốt công tác ủy thác cho vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), tạo điều kiện cho ĐVTN vay vốn giải quyết việc làm, phát triển kinh tế. Từ nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều ĐVTN đã có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, sử dụng đồng vốn đúng mục đích, làm ăn có hiệu quả, thoát nghèo.



Ban Thường vụ Thành Đoàn Hòa Bình kiểm tra, giám sát việc quản lý vốn vay ủy thác tại tổ 1, phường Dân Chủ.

Trung tuần tháng 5 vừa qua, đoàn công tác của BTV Thành Đoàn Hòa Bình đã kiểm tra, giám sát việc quản lý vốn vay ủy thác cho vay hộ nghèo, đối tượng chính sách khác tại 3 đơn vị phường: Dân Chủ, Thống Nhất, Kỳ Sơn. Qua kiểm tra cho thấy, Đoàn Thanh niên các phường đã thực hiện đảm bảo chế độ, nguyên tắc, quy trình nghiệp vụ các công đoạn nhận ủy thác; tham gia đầy đủ các hoạt động giao dịch tại phường, giao ban với NHCSXH thành phố. Những thông tin về chính sách tín dụng mới, nợ đến hạn được thông tin kịp thời tới khách hàng. Công tác bình xét cho vay được các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) thực hiện theo quy định, qua thăm hộ không có trường hợp sử dụng vốn sai mục đích, vay ké, vay lại. Đoàn đã trực tiếp kiểm tra tại một số hộ vay vốn như hộ anh Nguyễn Trọng Huy, Nguyễn Văn Thức, tổ 1, phường Dân Chủ… Các hộ được kiểm tra đều phấn khởi, cảm ơn nguồn vốn ưu đãi kịp thời hỗ trợ, tạo điều kiện để có cơ sở, điều kiện đầu tư phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống.

Phó Bí thư Thành Đoàn Hòa Bình Nguyễn Đức Tính cho biết: Công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý vốn vay ủy thác cho vay hộ nghèo, đối tượng chính sách khác được BTV Thành Đoàn thực hiện thường xuyên. Từ khi được NHCSXH ủy thác cho vay, Đoàn các cấp đã tiếp nhận, triển khai cho ĐVTN hộ nghèo, cận nghèo và chính sách trên địa bàn vay vốn để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Đến ngày 30/4/2020, Thành Đoàn quản lý 62 tổ TK&VV, 2.010 hộ vay, tổng dư nợ 55,367 tỷ đồng.

Để quản lý vốn vay ủy thác sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, đảm bảo không thất thoát, lãng phí, Thành đoàn thường xuyên phối hợp với NHCSXH chỉ đạo cán bộ Đoàn các cấp quản lý chặt chẽ số hộ, đối tượng vay vốn, mục đích sử dụng nguồn vốn vay. Việc cho vay ủy thác đã đáp ứng một phần nhu cầu về vốn của nhiều đoàn viên đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế. Đồng thời, thông qua hoạt động nhận ủy thác cho vay vốn của NHCSXH, cán bộ Đoàn nắm bắt sâu sát hơn tâm tư, nguyện vọng của thanh niên từ cơ sở. Thanh niên có nhu cầu vay vốn được tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ. Qua đó, tạo được sự gắn kết giữa tổ chức Đoàn với thanh niên, nhất là trên địa bàn nông thôn. Hầu hết những trường hợp được vay vốn ủy thác đều xây dựng mô hình sản xuất phù hợp như: phát triển trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, kinh doanh dịch vụ…

Bên cạnh đó, Thành Đoàn còn phối hợp với ngành chuyên môn mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ ủy thác cho cho các tổ trưởng tổ TK&VV, lãnh đạo Đoàn cấp xã về nghiệp vụ công tác quản lý vốn vay, nhằm trang bị thêm kiến thức về công tác ủy thác, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn.

Đồng chí Nguyễn Đức Tính, Phó Bí thư Thành Đoàn cho biết thêm: "Trong thời gian tới, Thành Đoàn tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất; tiếp tục củng cố, kiện toàn các tổ TK&VV hoạt động yếu kém, trung bình; đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi, để ĐVTN hiểu rõ quyền lợi vay vốn, nghĩa vụ trả nợ của hộ vay; đồng thời, phối hợp với Phòng giao dịch NHCSXH thành phố tổ chức tập huấn cho cán bộ Đoàn cơ sở, các tổ TK&VV, để phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ủy thác”.

Hồng Duyên

Các tin khác


Hiệu quả từ các hoạt động Dự án VIE071

Sau 3 năm triển khai (2021 - 2024), dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam” (VIE071) đã hoàn thành mục tiêu thành lập 30 câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) trên địa bàn tỉnh. Mô hình sau khi đưa vào hoạt động đã, đang tăng cường sự tham gia của NCT trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tăng nhu nhập… trong cộng đồng xã hội. Từ đó nhanh chóng thích ứng với xu hướng già hóa dân số, đồng thời giúp NCT sống vui - khỏe - hạnh phúc.

Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục