(HBĐT) - Đà Bắc có số xã, thôn, xóm thuộc diện đặc biệt khó khăn (ĐBKK) nhiều nhất tỉnh. Trên địa bàn huyện có 5 dân tộc chính cùng chung sống, trong đó, dân tộc Tày chiếm gần 45%, dân tộc Mường trên 30%, dân tộc Dao gần 14%, dân tộc Kinh khoảng 10%, dân tộc Thái 0,34% và một số ít dân tộc khác. Công tác dân tộc và chính sách dân tộc luôn được cấp ủy, chính quyền huyện coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả.

 


Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, tuyến đường liên thôn xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) đã được cứng hóa.

Đồng chí Xa Thị Hoa, Trưởng Phòng Dân tộc huyện chia sẻ: Trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết, chương trình hành động để cụ thể hóa các chủ trương, chính sách đối với vùng đồng bào DTTS. UBND huyện ban hành các quyết định về: phân công cơ quan, đơn vị giúp đỡ các thôn ĐBKK; phân bổ kinh phí hỗ trợ nước sinh hoạt, thực hiện chính sách đặc thù theo quy định của Chính phủ; phân bổ chi tiết nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách T.Ư hỗ trợ thực hiện Chương trình 135... 

Những năm qua, UBND huyện đã xây dựng các chương trình hành động và chỉ đạo thực hiện tốt chương trình phát triển KT-XH miền núi gắn với giảm nghèo. Huyện chỉ đạo tập trung huy động nguồn lực phát triển KT-XH, nhất là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất ở miền núi. Thông qua nguồn lực từ các chương trình, dự án và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở đã giúp vùng đồng bào dân tộc từng bước khởi sắc. Kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư khá đồng bộ, sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển, đời sống người dân được nâng cao. 

Trong giai đoạn 2014 - 2019, toàn huyện đã có trên 2.000 lượt hộ DTTS được vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tổng số tiền cho vay trên 20.500 triệu đồng. Đồng thời, mở hơn 350 lớp chuyển giao KHKT cho trên 17.000 lượt người tham gia học tập về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Qua đó đã giúp người dân chuyển đổi nếp nghĩ, cách làm; chú trọng đưa vào sản xuất giống cây trồng, vật nuôi phù hợp, cho năng suất, giá trị hàng hóa cao.

Bên cạnh đó, thực hiện Quyết định số 102/QĐ-TTg về hỗ trợ trực tiếp người dân nghèo ở vùng khó khăn, toàn huyện đã hỗ trợ 21.281 hộ nghèo với 87.252 nhân khẩu, tổng kinh phí 7.600 triệu đồng. Thực hiện Quyết định số 755/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở thôn, bản ĐBKK; Quyết định số 2085/QĐ-TTg về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 - 2020, toàn huyện có 2.381 hộ được hỗ trợ với tổng kinh phí 14.298 triệu đồng. 

Ngoài ra, thực hiện Chương trình 135 với dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã, thôn ĐBKK, 5 năm qua, các xã, thôn được đầu tư xây dựng 144 công trình, tổng nguồn vốn 8.170 triệu đồng. Cũng trong chương trình này, năm 2019, huyện dành 4.063 triệu đồng hỗ trợ bà con các loại giống cây trồng, vật nuôi. Theo kế hoạch, trong năm 2020, huyện tiếp tục dành 4.519 triệu đồng hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã, thôn ĐBKK.

Đồng chí Xa Thị Hoa cho biết thêm: Trong công tác dân tộc, huyện luôn coi trọng thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong cộng đồng. Hàng năm, huyện phối hợp Ban Dân tộc tỉnh cùng cơ quan liên quan mở các lớp tập huấn; tổ chức thăm hỏi, tặng quà, tạo điều kiện để người có uy tín được đi tìm hiểu thực tế. Đội ngũ người có uy tín cũng như già làng, trưởng bản đã tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân tự giác thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, vận động bà con hiến đất, hiến tài sản trên đất để xây dựng NTM. Nhiều người đã trở thành trung tâm đoàn kết dân tộc; hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong thiên tai; gương mẫu, hướng dẫn bà con phát triển kinh tế, tổ chức đời sống văn hóa.

Từ sự quan tâm đầu tư cho vùng dân tộc và chăm lo đời sống đồng bào DTTS, đến nay, thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 29 triệu đồng/năm, tăng 11,5 triệu đồng so với năm 2015. Tỷ lệ hộ nghèo từ 51,75% năm 2015 giảm còn 29,22% cuối năm 2019; kế hoạch đến cuối năm 2020 còn 24,37%.


Bình Giang

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục