Trực thăng của sư đoàn 372 bay đến khu vực xảy ra hai vụ sạt lở khiến 30 người mất tích ở xã Phong Xuân (huyện Phong Điền).
Trực thăng trên bầu trời xã Phong Xuân, lúc 9h30 sáng 14/10. Ảnh: Võ Thạnh
9h30 sáng 14/10, trực thăng xuất hiện trên bầu trời xã Phong Xuân (huyện Phong Điền), sau đó bay vào tiểu khu 67, trạm kiểm lâm Sông Bồ, cách trung tâm xã hơn 10 km. Đây là nơi xảy ra vụ sạt lở núi khiến 13 cán bộ, chiến sĩ mất tích, trong đó có Phó tư lệnh quân khu 4, Thiếu tướng Nguyễn Văn Man.
Theo Trung tướng Nguyễn Doãn Anh - Tư lệnh Quân khu 4, trực thăng tham gia trinh sát đường không, vận chuyển lương thực, thực phẩm, cứu nạn khi thời tiết và địa hình cho phép.
Ngoài trực thăng, Sở Chỉ huy tiền phương tìm kiếm cứu nạn cứu hộ cũng đưa chó nghiệp vụ đến hiện trường để nhanh chóng tìm kiếm những người mất tích.
Bộ đội bàn phương án thiết lập đường dây thông tin từ Thuỷ điện Rào Trăng 3 về Sở chỉ huy tiền phương Phong Xuân. Ảnh: Hoàng Táo
Quân khu 4 và địa phương điều động gần 500 cán bộ, chiến sĩ chia thành các nhóm theo đường bộ, đường thủy tiếp cận tiểu khu 67 và nhà máy thủy điện. Hàng chục người dân thông thạo địa bàn cũng được mời tham gia hỗ trợ cứu nạn.
Hàng chục xe đào múc, máy ủi làm việc liên tục từ hôm qua để thông đường. Do trời mưa lớn nên tuyến đường vào tiểu khu 67 và thủy điện Rào Trăng 3 có hơn 10 điểm sạt lở lớn, 4 con suối nước chảy siết.
Xe tải chở bộ đội vào hiện trường vụ sạt lở. Ảnh: Võ Thạnh
Sáng nay (14/10) trời không mưa, Sở chỉ huy tiền phương chỉ đạo các lực lượng tranh thủ thời tiết, đẩy nhanh tiến độ khai thông các điểm sạt lở, chậm nhất 10h thông tuyến vào khu vực trạm kiểm lâm tiểu khu 67.
Nhiều chuyến xe tải chở bộ đội mang cuốc, xẻng theo đường 71 đi vào hiện trường. Bộ đội thông tin được giao nhiệm vụ thiết lập các trạm liên lạc từ tiểu khu 67 và thủy điện Rào Trăng 3 về Sở chỉ huy tiền phương.
Bản đồ vị trí xảy ra các vụ sạt lở khiến 30 người mất tích. Đồ họa: Tiến Thành
Hai vụ sạt lở đất đá trong những ngày qua ở Thừa Thiên Huế khiến 30 người mất tích. Theo Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, trưa 12/10, một người dân gọi điện thoại cho lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế thông báo lúc 12h ngày 11/10 xảy ra vụ sạt lở núi ở khu vực nhà điều hành thủy điện Rào Trăng 3 ở xã Phong Xuân.
Theo người dân này, vụ sạt lở đã vùi lấp nhóm công nhân đang thi công thủy điện Rào Trăng 3. Sau đó, 40 công nhân thủy điện Rào Trăng 3, gồm 3 chuyên gia Ấn Độ, thoát được ra ngoài và đi đường rừng đến nhà máy thủy điện Rào Trăng 4 lánh nạn.
Tuy nhiên, ngoài 40 người nêu trên, vụ sạt lở tại nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 khiến nhiều công nhân khác mất tích.
Nhận được thông tin nêu trên, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức đoàn công tác 21 người đi xác minh để lên phương án cứu hộ, cứu nạn. Đoàn xuất phát lúc 14h ngày 12/10, từ trung tâm huyện Phong Điền đi thủy điện Rào Trăng 3. Lúc16h đến ngầm tràn sâu trên dường 71, ôtô không qua được, vì vậy đoàn công tác đi bộ khoảng 13 km để vào thủy điện.
21h cùng ngày, đoàn đến tiểu khu 67, trạm kiểm lâm Sông Bồ và quyết định dừng nghỉ tại đây. Nhà kiểm lâm có 4 gian, gồm 3 gian nghỉ và một gian bếp.
Lúc 0h ngày 13/10, sau tiếng nổ lớn, núi đất đá sụt trùm lên các gian nhà đoàn đang nghỉ. Văn phòng Ủy ban Quốc gỉa Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cho hay, 8 người thoát được ra ngoài, 13 người hiện mất tích, trong đó có Phó tư lệnh quân khu 4, Thiếu tướng Nguyễn Văn Man và 10 cán bộ quân đội, 2 cán bộ địa phương.
Đường vào thủy điện Rào Trăng 3. Ảnh: Võ Thạnh
Phát biểu trong cuộc họp tại Sở chỉ huy tiền phương cứu hộ, cứu nạn chiều 13/10, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nói, theo thống kê sơ bộ "có thể còn 30 người mất tích, gồm công nhân thủy điện và lực lượng tìm kiếm cứu nạn".
Chia sẻ với các gia đình có người bị mất tích do mưa lũ, Phó thủ tướng khẳng định, Chính phủ làm hết sức, chỉ đạo lực lượng tìm kiếm nhanh và hiệu quả nhất để giảm thiểu thiệt hại về tính mạng, tài sản người dân.
Ông nhấn mạnh nhiệm vụ hàng đầu hiện nay là tìm kiếm được những người mất tích, cấp cứu người còn sống; các lực lượng phải tập trung tiếp cận hiện trường khu vực sạt lở, đồng thời đảm bảo an toàn cho lực lượng cứu hộ.
Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, nói dự báo trong các ngày 16, 17/10 sẽ có mưa lớn, nên "chúng ta phải tranh thủ thời gian vàng rất ngắn còn lại để cứu hộ, cứu nạn".
Theo VN Expess
Sản phụ Hoàng Thị Phượng ở xã Phong An, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế bị lũ cuốn trôi khi đang trên đường đi sinh. Đến 13h ngày 12-10, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể chị cách vị trí gặp nạn 100m.
(HBĐT) - Yên Thủy là 1 trong 4 huyện thực hiện Dự án "Tăng cường vai trò của phụ nữ và trẻ em gái tỉnh Hòa Bình trong phòng, chống bạo lực giới (PCBLG)” do Hội LHPN tỉnh là chủ dự án. Dự án được tài trợ bởi Quỹ Thúc đẩy sáng kiến tư pháp (JIFF). Từ khi triển khai tại huyện, dự án đã góp phần đem lại những kết quả tích cực trong thực hiện mục tiêu của mình.
(HBĐT) - Ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo” là hoạt động ý nghĩa, nhân văn được tổ chức hằng năm và nhận được sự quan tâm, tham gia của đông đảo các tầng lớp Nhân dân, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong, ngoài tỉnh. Từ nguồn Quỹ đã hỗ trợ thiết thực cho người nghèo, cộng đồng nghèo vươn lên. Năm 2020, Tháng cao điểm "Vì người nghèo” được tổ chức ở các cấp từ ngày 17/10 - 18/11. Lễ phát động tháng cao điểm cấp tỉnh được UB MTTQ tỉnh tổ chức vào ngày 16/10.
(HBĐT) - "Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển nguồn nhân lực (NNL) hướng tới mục tiêu phát triển NNL đảm bảo về số lượng, chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương”. Đây là 1 trong 3 đột phá chiến lược đã được Đảng bộ huyện Cao Phong chú trọng thực hiện trong nhiệm kỳ 2015 - 2020. Đồng thời, tiếp tục được xác định là nội dung quan trọng hàng đầu cần đẩy mạnh trong nhiệm kỳ 2020-2025 với quyết tâm: Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC), viên chức từ huyện đến cơ sở; phấn đấu đến năm 2025, trên 95% CBCC cấp xã đạt chuẩn theo chức danh.
(HBĐT) - Ba năm trở lại đây, mặc dù đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng nhiều gia đình trên địa bàn xã Phú Cường (Tân Lạc) vẫn sinh thêm con thứ 3, thứ 4... Điều này tạo áp lực đối với công tác dân số và tình hình phát triển KT-XH của địa phương.
(HBĐT) - Là huyện có địa bàn rộng, dân cư đông, đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, nhu cầu lao động cần được đào tạo nghề luôn là đòi hỏi bức thiết, trọng tâm là đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn (LĐNT). Hàng năm, huyện tổ chức khảo sát nhu cầu học nghề làm cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo, đề xuất Sở LĐ-TB&XH, Sở NN&PTNT phân bổ chỉ tiêu các ngành học, lớp học phù hợp với tình hình phát triển KT-XH, nhu cầu học nghề của người lao động để tổ chức các lớp học.