(HBĐT) - Kệch cỡm, phản cảm, đi ngược với giá trị văn hóa, thuần phong mỹ tục tại địa phương. Đó là cảm xúc chung của nhiều người dân ở thị trấn Cao Phong (Cao Phong) khi được chứng kiến một nhóm người mặc trang phục lính Ngụy của chế độ Việt Nam Cộng hòa đến dự một đám cưới diễn ra trên địa bàn vào sáng 7/11/2020.


Ông Bùi Văn B. ở khu 1, thị trấn Cao Phong kể: Sáng 7/11/2020, khi đến dự đám cưới nhà anh Vũ Khắc Tiện (SN 1963), cùng ở khu 1 thấy một nhóm khoảng 50 - 60 người gồm cả đàn ông và phụ nữ không rõ ở đâu đến, không phải người địa phương mặc trang phục lính Ngụy đến, được chủ nhà bố trí ăn uống bên trong hội trường nhà văn hóa của khu. Sau đó, họ đóng cửa, nhảy múa hát hò sinh hoạt riêng trong đấy. Theo chúng tôi được biết, đây là những người trong "Câu lạc bộ yêu thích đồ lính” mà anh Vũ Khắc Tiện cũng tham gia là một thành viên. Dù là nhóm sở thích nhưng đập vào mắt chúng tôi là hình ảnh nhố nhăng của cả nam và nữ, mắt thì đeo kính đen, phì phèo điếu thuốc với bộ quân phục của lính Mỹ, Ngụy mấy chục năm về trước. Đầy đủ các loại sắc lính, từ lính dù mũ nồi đỏ, đến lính mũ nồi xanh rằn ri biệt động quân, thủy quân lục chiến, lính của Quân đoàn I, Quân đoàn, II, III của Quân ngụy Sài Gòn... Đây không còn gọi là sở thích nữa mà gọi là hành động phản cảm, dị hợm.

Những hình ảnh nhảy múa, hát hò của nhóm người mặc trang phục phản cảm trên được một người dân chứng kiến, quay lại bằng điện thoại di động, rồi đăng tải lên trang facebook cá nhân. Sau khi những hình ảnh trên được đăng tải lên mạng internet đã gây ra những bức xúc của dư luận, nhất là đối với cựu chiến binh (CCB), những người dân trên địa bàn thị trấn Cao Phong. Bởi lẽ ai cũng biết, những bộ quần áo kia là quân phục của lính Mỹ, Ngụy hàng chục năm trước đã giày xéo đất nước ta, giết hại hàng triệu đồng bào, chiến sỹ cả nước. Ông Nguyễn Văn Dũng, một CCB ở thị trấn Cao Phong bức xúc: Chúng tôi là người lính, từng cầm súng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Hàng chục năm qua, bản thân chúng tôi vẫn còn ám ảnh với những bộ quân phục của lính Mỹ, Ngụy. Ấy vậy mà lại có những kẻ có sở thích quái dị khi mặc những bộ đồ kia, giương lên đi khắp các nơi. Họ cứ nghĩ rằng, đó là đam mê, là thể hiện cái "tôi”, cái khác biệt của cá nhân mà không biết rằng người ta cười chê. Rốt cuộc, nó chỉ thể hiện cho sự nông cạn trong hiểu biết, là minh chứng rõ nét cho thói "trưởng giả” của đám thừa tiền và thời gian nhưng lại thiếu kiến thức. Tôi cho rằng, sở thích của cá nhân là điều được tôn trọng. Nhưng sống trong một xã hội, sở thích cá nhân phải phù hợp với văn hóa, lịch sử của dân tộc. Mặc dù pháp luật chưa có khung chế tài xử lý vấn đề này nhưng chắc chắn, dư luận xã hội sẽ lên án những hành động theo kiểu kệch cỡm, phản cảm như trên. Còn Đinh Hoàng Xâm, chiến sỹ Ban CHQS huyện Cao Phong lên tiếng: Chúng tôi là những người lính, sinh ra trong thời bình, nhưng những câu chuyện về chiến tranh vẫn còn ám ảnh. Do vậy, khi chứng kiến cả nhóm người mặc trang phục lính Mỹ, Ngụy đi nghênh ngang ngoài đường giống như một điều gì đó vừa dị hợm, vừa kệch cỡm, phản cảm.

Trao đổi xung quanh vấn đề này, ông Trần Văn Sang, trưởng khu I, thị trấn Cao Phong cho biết: Việc nhóm người này có mặt tại thị trấn Cao Phong và có hoạt động nhảy múa, hát hò trong nhà văn hóa của khu là do gia đình anh Vũ Khắc Tiện tổ chức đám cưới cho con gái, đã mượn nhà văn hóa của khu làm nơi tổ chức. Khu cũng không biết có nhóm người này đến dự đám cưới, chung vui với gia đình anh Tiện. Khi nhóm người này đến, gia chủ bố trí cho họ ăn uống, nhảy múa, hát hò trong nhà văn hóa, hầu như không có sự giao lưu với người dân. Sau khi ăn uống xong, họ cũng rời khỏi địa bàn, không có bất cứ hoạt động nào khác. Về việc có người quay phim, đưa lên mạng xã hội là người địa phương trực tiếp phục vụ loa đài đám cưới, được gia chủ nhờ xử lý phần âm thanh, chứ không có mối liên hệ gì với nhóm người trên. Sau đó, Ban quản lý khu dân cư đã tuyên truyền, giải thích nên tự nguyện gỡ bỏ nội dung đăng tải. Đồng thời, xóa bỏ các hình ảnh, clip quay, chụp các hoạt động hát hò, nhảy múa của nhóm người này.

Trước những thông tin trái chiều về nhóm người mặc trang phục lính Mỹ, Ngụy nhảy múa, hát hò tại nhà văn hóa khu I, thị trấn Cao Phong và các ngành, đoàn thể địa phương cũng đã vào cuộc kịp thời, tuyên truyền để người dân nắm các chủ trương, chính sách, pháp luật, không nghe theo những luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ, nói xấu của các đối tượng có tư tưởng bất mãn, chống đối, lợi dụng vấn đề này để có những thông tin, bài viết kích động trên các trang mạng xã hội. Cùng với đó, huyện Cao Phong đã xem xét, nghiên cứu nhằm đề xuất các biện pháp vận động Nhân dân cảnh giác, kịp thời phát hiện, ngăn chặn thông tin xấu, độc, gây ảnh hưởng đến tư tưởng, đời sống người dân trên internet và các trang mạng xã hội. Huyện cũng chỉ đạo các địa phương xem xét, bổ sung quy định trong quy ước, hương ước ở khu dân cư, nhằm giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, thuần phong mỹ tục, truyền thống cách mạng của địa phương, dân tộc. 

Nhóm P.V 

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục