(HBĐT) - Tai nạn lao động (TNLĐ), những vụ việc thương tâm, gây thiệt hại về người và của do sự thiếu ý thức, trách nhiệm trong đảm bảo an toàn lao động (ATLĐ) vẫn đang là thực trạng nhức nhối.


Lực lượng chức năng kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại mỏ khai thác đá Bình Thanh (Cao Phong).

Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, giai đoạn 2016 - 2020, bình quân mỗi năm, trên toàn quốc xảy ra 7.389 vụ, làm 7.559 người bị TNLĐ, trong đó 613 người chết. Tổng số ngày nghỉ do TNLĐ là 138.089 ngày. TNLĐ còn gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế với số tiền trợ cấp do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả và thiệt hại tức thì về tài sản được doanh nghiệp báo cáo trên 1.400 tỷ đồng/năm. Nếu tính thiệt hại về kinh tế cả do ngày công ngừng việc, mất việc, đào tạo lại, giảm năng suất..., thiệt hại ước còn cao gấp hàng chục lần. Dự báo, từ năm 2021 - 2025, mỗi năm sẽ có khoảng 230.000 người bị TNLĐ, số người mắc mới bệnh nghề nghiệp hàng năm tăng trên 1.000 người, gây thiệt hại kinh tế hàng chục nghìn tỷ đồng/năm.

Năm 2020, tại 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư xảy ra 8.380 vụ, làm 8.610 người bị TNLĐ, bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động. Trong đó, 919 vụ TNLĐ chết người, 966 người chết vì TNLĐ, 1.897 người bị thương nặng, 2.724 nạn nhân là lao động nữ, 111 vụ TNLĐ có từ 2 người bị nạn trở lên.

Đáng chú ý, Hòa Bình có tên trong danh sách những tỉnh, thành phố để xảy ra một số vụ TNLĐ nghiêm trọng làm chết người và bị thương nhiều người (lĩnh vực xây dựng, khai thác khoáng sản). Năm 2020, toàn tỉnh xảy ra 16 vụ TNLĐ trong khu vực có quan hệ lao động, trong đó có 5 vụ TNLĐ chết người, nổi cộm là vụ TNLĐ nghiêm trọng làm chết 2 người thuộc Công ty MTV Phương Bắc (Lạc Sơn). Khu vực không có quan hệ lao động xảy ra 7 vụ TNLĐ, làm chết 8 người. So với năm 2019, giảm 3 vụ TNLĐ chết người ở khu vực có quan hệ lao động, tăng 4 vụ ở khu vực không có quan hệ lao động.

Ý thức chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) của doanh nghiệp, người sử dụng lao động chưa cao, chưa quan tâm đến công tác tuyên truyền, huấn luyện, chưa thực hiện nghiêm kỷ luật lao động và không thường xuyên giám sát, đôn đốc, nhắc nhở về công tác ATVSLĐ; bản thân người lao động chưa nắm rõ quyền, nghĩa vụ của mình trong công tác ATVSLĐ, trình độ chuyên môn, tay nghề còn hạn chế, chưa có tác phong công nghiệp, ý thức chấp hành luật pháp, kỷ luật trong lao động còn yếu; chủ quan trong việc kiểm tra, tự kiểm tra vị trí làm việc, nơi làm việc, các phương tiện bảo hộ lao động trước khi thực hiện nhiệm vụ... là những nguyên nhân "muôn thuở" để xảy ra TNLĐ.

Những vụ TNLĐ sẽ còn tái diễn do chính sự bất cẩn, thiếu ý thức và chủ quan của con người. Gần đây nhất, ngày 7/3, tại TP Hòa Bình đã xảy ra 1 vụ nổ tại công trường thi công dự án cầu Hòa Bình 2, thuộc tổ 1, phường Thịnh Lang khiến 1 nam công nhân tử vong tại chỗ. Nguyên nhân được cho là nạn nhân trong quá trình mở van bình nén khí oxy để thực hiện công việc hàn nhiệt, bình oxy bất ngờ phát nổ. Trước đó, ngày 18/12/2019, cũng tại công trình này từng xảy ra vụ tai nạn làm 4 công nhân rơi xuống sông Đà, 1 trường hợp tử vong.

Hiểm họa tai nạn luôn rình rập xung quanh môi trường làm việc của người lao động. Để phòng tránh TNLĐ, giảm thiểu thương vong, thiệt hại và những hậu quả đáng tiếc về sau, các cấp, ngành cần tăng cường, đa dạng hóa hình thức thông tin, tuyên truyền pháp luật về ATLĐ để nâng cao hiệu quả tác động. Hơn bao giờ hết, các doanh nghiệp, người sử dụng lao động cần thực hiện tốt những biện pháp đảm bảo ATLĐ. Người lao động cần nâng cao ý thức tự bảo vệ mình!.


Bùi Minh


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục