(HBĐT) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình".

Gia đình Việt Nam đề cao giá trị chung thủy, yêu thương, chia sẻ, bình đẳng trong hôn nhân. Tuy nhiên, bất bình đẳng giới và định kiến giới trong các quan hệ gia đình và xã hội vẫn tồn tại. Bên cạnh những mặt tích cực, mặt trái của cơ chế thị trường đã, đang tác động tiêu cực đến đạo đức xã hội, nhiều tệ nạn xã hội tấn công vào các gia đình, ảnh hưởng đến lối sống, việc hình thành nhân cách của con người và các mối quan hệ trong gia đình. Những thay đổi của xã hội kéo theo sự thay đổi của gia đình, khiến cho các quan hệ trong gia đình trở nên lỏng lẻo. Tình trạng ly hôn, ly thân ngày càng cao kéo theo những hệ lụy không nhỏ: Trẻ em hư hỏng, tiếp thu văn hóa phẩm tiêu cực, bỏ học lang thang kiếm sống, vi phạm pháp luật... Bạo lực gia đình (BLGĐ) có xu hướng tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nạn nhân chủ yếu là phụ nữ, người già, trẻ em.

Theo một nghiên cứu gần đây, tỷ lệ ly hôn ở nước ta tăng nhanh, chiếm 31 - 40% số cặp kết hôn, nghĩa là cứ 3 cặp kết hôn thì có 1 cặp ly hôn. Số liệu của Cục Quản lý, xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật (Bộ Tư pháp) cho thấy số người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật trung bình mỗi năm có thể lên đến 18.000 người. Trong đó, các hành vi xâm phạm sở hữu là phổ biến nhất (gần 46%), trộm cắp tài sản (38%)… Từ nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam được Chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc công bố, tỷ lệ BLGĐ ở Việt Nam ở mức cao. Cụ thể, cứ 3 phụ nữ có gia đình hoặc đã từng có gia đình thì có 1 người cho biết đã từng bị chồng mình bạo hành. Một số phát hiện từ điều tra, cứ 3 phụ nữ thì có gần 2 phụ nữ phải chịu ít nhất một hoặc nhiều hình thức bạo lực do chồng gây ra trong đời và 31,6% bị bạo lực hiện thời.

 Năm 2020, công tác gia đình ở tỉnh đạt được những mục tiêu, chỉ tiêu quan trọng: Giảm 12% hộ có người mắc tệ nạn xã hội; giảm 62,6% số vụ BLGĐ; 83,6% hộ được công nhận và giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa; 95% hộ dành thời gian chăm sóc, dạy bảo con cháu, tạo điều kiện cho con, cháu phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, đạo đức và tinh thần, không phân biệt, đối xử con, cháu là trai hay gái; 95% hộ thực hiện chăm sóc, phụng dưỡng chu đáo ông bà, cha mẹ, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ… Tuy nhiên, các vụ việc BLGĐ vẫn diễn ra ở nhiều nơi, tính chất ngày càng phức tạp, khó lường. Toàn tỉnh phát hiện 92 hộ có bạo lực gia đình, xảy ra 96 vụ bạo lực gia đình. Trong đó, 73,9% số vụ là bạo lực về tinh thần, 20,8% số vụ là bạo lực thân thể, nạn nhân là nữ chiếm 70,8%. Những tháng đầu năm nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra không ít vụ bạo lực, xâm hại...

Gia đình Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn là làm sao để vừa tiếp thu những giá trị nhân văn mới trong xu thế hội nhập quốc tế, vừa giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp vốn có, tạo điều kiện cho sự ổn định và phát triển lâu dài của đất nước. Để từng gia đình là hạt nhân tốt của xã hội, thiết nghĩ, bên cạnh sự chăm lo của Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội, vai trò của từng gia đình và các thành viên trong gia đình hết sức quan trọng, có tính quyết định. Toàn xã hội quan tâm đến công tác xây dựng gia đình, nhưng từng gia đình và các thành viên biết quan tâm đến nhau, sống có trách nhiệm mới là xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững.


Bùi Minh

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục