(HBĐT) - Những năm qua, huyện Kim Bôi tích cực phối hợp, huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH, duy tu, bảo dưỡng công trình sau đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất. Qua đó, góp phần tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đời sống của đồng bào các DTTS được cải thiện rõ nét.

 


Từ các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, người dân xã Tú Sơn (Kim Bôi) chuyển đổi trồng cây ăn quả có múi để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Giai đoạn 2016 - 2020, huyện thực hiện hiệu quả việc lồng ghép các nguồn vốn từ các dự án ODA, Chương trình 135... Trong đó, Chương trình 135 được thực hiện trên địa bàn 16 xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) và 15 thôn ĐBKK của các xã khu vực II. Với tổng kinh phí thực hiện trên 110.320 triệu đồng, đã có 261 công trình cơ sở hạ tầng (CSHT) thiết yếu (đường giao thông, trường học, thủy lợi...) được đầu tư xây dựng. Việc huy động các nguồn vốn hỗ trợ xây dựng CSHT nông nghiệp đã hỗ trợ các xã xây dựng, sửa chữa nhiều công trình, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Từ tổng kinh phí trên 149 tỷ đồng, gần 100 km kênh mương, trên 52 km đường giao thông nội đồng được xây mới; sửa chữa, nâng cấp nhiều hồ, đập, trạm bơm. Các công trình thi công đảm bảo chất lượng, sau khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng, khai thác phát huy hiệu quả, tạo chuyển biến quan trọng trong kết cấu hạ tầng KT-XH vùng đồng bào DTTS, góp phần nâng cao đời sống người dân, thay đổi diện mạo nông thôn của huyện.

Cùng với đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH, huyện đặc biệt quan tâm đến việc tạo sinh kế cho đồng bào vùng DTTS. Trong 5 năm, huyện đã tổ chức trên 1.800 lớp đào tạo nghề, tập huấn KHKT cho trên 89.300 lượt người. Năm 2020, huyện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế cho người dân 15 xã với tổng kinh phí trên 5 tỷ đồng, trong đó, vốn người dân đóng góp trên 562 triệu đồng; đến nay đã giải ngân trên 4 tỷ đồng, đạt 90% kế hoạch. Phòng Dân tộc huyện thực hiện 1 mô hình nuôi gà hữu cơ thả vườn cho các xã ĐBKK, 1 mô hình phối giống nhân tạo đàn bò cho 10 xã ĐBKK, tổng kinh phí thực hiện trên 570 triệu đồng. Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo nuôi bò lai sinh sản được triển khai tại 3 xã (Cuối Hạ, Mỵ Hoà, Đú Sáng), tổng kinh phí gần 1,5 tỷ đồng, đã giải ngân 100% kế hoạch vốn giao.

Ngoài ra, các chính sách hỗ   trợ đối với người nghèo được triển khai đồng bộ, kịp thời, công khai, minh bạch. Chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS được quan tâm, hỗ trợ. Công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho vùng đồng bào DTTS được chú trọng…

Đồng chí Bùi Quang Hợp, Phó trưởng Phòng Dân tộc huyện cho biết: Với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền cùng sự nỗ lực của đồng bào các DTTS, diện mạo nông thôn huyện ngày càng đổi khác, đời sống đồng bào DTTS từng bước được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện là 35,04%, đến nay giảm còn 9,85%. Căn cứ Quyết định số 2115/QĐ-TTg, ngày 7/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ, kết quả rà soát đánh giá huyện nghèo của huyện đạt 51 điểm/3 nhóm điểm. Điều này đồng nghĩa huyện đã  thoát khỏi tình trạng ĐBKK (thời điểm rà soát tháng 9/2017), đạt kế hoạch đề ra.

Đến nay, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn huyện ước đạt 3,59%, GRDP bình quân ước đạt 33 triệu đồng/người. Chất lượng giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho người dân ngày càng được nâng cao, toàn huyện có 42 trường chuẩn quốc gia; 100% học sinh là con hộ nghèo người DTTS trên địa bàn các xã, thôn, bản ĐBKK được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định. Tỷ lệ dân số tham gia BHYT đạt 98%; tỷ lệ hộ được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 95%; 100% xã có điện lưới quốc gia, có đường ô tô đến trung tâm xã.


Thu Hằng

Các tin khác


Bộ CHQS tỉnh: Khánh thành và bàn giao nhà tình nghĩa tại huyện Cao Phong

(HBĐT) - Ngày 14/7, Bộ CHQS tỉnh tổ chức lễ khánh thành và bàn giao nhà tình nghĩa tặng gia đình ông Bùi Văn Chích ở xóm Trang Giữa, xã Hợp Phong (Cao Phong), là em trai liệt sĩ Bùi Văn Xưởng, hi sinh năm 1979 tại mặt trận biên giới Tây Nam.

Gia tăng tình trạng tảo hôn ở hai xã Hang Kia - Pà Cò

(HBĐT) - Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Mai Châu đã thực hiện nhiều giải pháp để từng bước ngăn chặn, xóa bỏ nạn tảo hôn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, tại 2 xã Hang Kia - Pà Cò, tình trạng tảo hôn vẫn diễn ra và có chiều hướng gia tăng. Theo số liệu thống kê của Phòng Dân tộc huyện, 6 tháng đầu năm nay có 43 trường hợp tảo hôn, trong đó, xã Hang Kia 29 trường hợp, xã Pà Cò 14 trường hợp.

Đợt dịch Covid-19 lần thứ tư khiến 1,8 triệu lao động không có việc làm

Sau hơn hai tháng bùng phát, đợt dịch Covid-19 lần thứ tư 19 đã khiến 1,8 triệu lao động trên cả nước không có việc làm. Đợt dịch này đã xâm nhập vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, gây tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực lao động - việc làm.

Bộ LĐ-TB&XH triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021

(HBĐT) - Ngày 14/7, Bộ LĐ-TB&XH tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021 và quán triệt thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg. Đồng chí Đào Ngọc Dung, Ủy viên BCH T. Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có đại diện các sở, ngành liên quan.

Huyện Lạc Sơn: Đẩy mạnh phong trào Đền ơn - đáp nghĩa

(HBĐT) - Dẫu chưa thực sự đủ đầy nhưng gia đình ông Bùi Văn Nhác, xóm Kho, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) đã được dọn về ngôi nhà mới khang trang. Ông Nhác chia sẻ: Trước đây, gia cảnh rất khó khăn, một nhà 3 thế hệ cùng chung sống trong căn nhà dột nát, cả ngày nắng lẫn ngày mưa đều vất vả. Nhất là mùa này, nông sản thu hoạch xong không có chỗ cất, mưa bão hắt vào khiến hạt ngô, hạt thóc nảy mầm, lương thực không đủ dùng. 

Huyện Đà Bắc: Phát triển hạ tầng giao thông

(HBĐT) - Với đặc thù là huyện vùng cao, độ dốc lớn, địa hình chia cắt, luôn phải đối mặt với mưa lũ, trượt sạt, phá hoại hệ thống cơ sở vật chất. Do vậy, phát triển giao thông cũng như hạ tầng khác là thách thức lớn đối với huyện Đà Bắc. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục