(HBĐT) - Cuộc sống phát triển, phương tiện ô tô tăng, quy hoạch đầu tư xây dựng các bãi đỗ xe chưa thành hiện thực gây nên những phiền toái, đau đầu cho cơ quan quản lý cũng như người dân. Để tìm kiếm một chỗ đỗ xe an toàn, tiện lợi trở thành nỗi ám ảnh của người điều khiển phương tiện mỗi khi ra đường.


Xe đỗ dọc đường An Dương Vương, phường Phương Lâm (TP Hoà Bình).

Hình ảnh những chiếc xe ôtô đỗ tràn lan trên vỉa hè, lề đường hay khoảng trống nơi cổng bệnh viện, trường học, vườn hoa, công viên… đã trở thành chuyện thường ngày trên địa bàn TP Hòa Bình. Ông Nguyễn Văn Tùng, cán bộ một cơ quan Nhà nước cho biết: Chẳng ai nghĩ tìm được chỗ đỗ xe lại mệt mỏi và căng thẳng đến vậy. Chỉ vài năm trước, cả đơn vị nơi tôi công tác chỉ có vài chiếc, thì nay, mấy chục con người, hầu hết đều có ô tô đắt, rẻ khác nhau. Đi làm sớm còn tìm được một chỗ đỗ, đến muộn chút thật bất lợi, phải đỗ cả ở ngoài đường, trước cửa nhà dân, lại luôn thấp thỏm sợ chủ nhà không cho đỗ. Tìm được chỗ đỗ xe được lại phải lùi ra, lùi vào cho người khác đến làm việc. Chỉ cần ra đường An Dương Vương đã khó tìm được một chỗ đỗ xe rồi. Nhà ai có mặt tiền rộng, có ga ra thì yên tâm, nhà nhỏ lại phải đau đầu tìm chỗ gửi xe ở các cơ quan, đơn vị, trường học cạnh nhà và phải dậy thật sớm để đánh xe ra trước giờ hành chính. Phương tiện ô tô tăng mạnh, cứ vài hộ lại có 1 ô tô, hầu hết các cơ quan, trụ sở đều không có chỗ đỗ xe. Một số cơ quan, đơn vị, tổ chức cũng tận dụng sân để cho các hộ dân gửi xe để kiếm thêm thu nhập. Nằm trong thực trạng chung của các đô thị, dù chưa đến mức quá căng thẳng, nhưng TP Hòa Bình ngày càng khó chỗ đỗ xe. Theo các chuyên gia đánh giá, hầu hết các địa phương cũng đã khởi động quy hoạch bãi đỗ xe. Tuy nhiên, để thực hiện rất khó khăn vì nguồn lực các doanh nghiệp không thiết tha đầu tư vì chưa có những cơ chế, chính sách hỗ trợ đủ sức thuyết phục và chính quyền cũng chưa quan tâm.

Từ ngày 22/5/2018, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1229/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch bãi đỗ xe trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, đặt mục tiêu quy hoạch mạng lưới bãi đỗ xe được phân bố hợp lý, thống nhất việc quản lý Nhà nước, tạo nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, an toàn giao thông, mỹ quan đô thị. Đến năm 2025, diện tích đất dành cho bãi đỗ xe là 17,76 ha, chiếm 0,21% so với đất xây dựng đô thị, tương đương 0,19% so với đất giao thông đường bộ; đến năm 2030 đạt 25,63 ha, chiếm 0,23% đất xây dựng đô thị, tương đương 0,2% so với đất giao thông đường bộ. Xây dựng các bãi đỗ xe khu vực TP Hòa Bình và các huyện theo quy hoạch được duyệt, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, bảo đảm trật tự an toàn và môi trường. Kết hợp bãi đỗ xe tĩnh tại các huyện, thành phố. Nghiên cứu xây dựng mới các bãi đỗ xe tĩnh trên địa bàn phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH địa phương. Đối với TP Hòa Bình: Tính toán bãi đỗ xe công cộng nội thị đạt từ 0,7 - 1 m2 đất đỗ xe trên 1 người dân đô thị. Dành 0,2 - 04% đất xây dựng đô thị để xây dựng hệ thống bãi đỗ xe. Có thể đáp ứng số lượng phương tiện trong đô thị tính toán quy đổi với chỉ tiêu từ 100 - 150 xe/1.000 dân. Tại một số huyện xây dựng thêm một số bến đỗ quy hoạch khoảng 2.000 - 3.000 m2. Quy hoạch đến năm 2025 có 70 vị trí bãi đỗ xe với tổng diện tích 15,72 ha, diện tích bình quân 1 bãi đỗ xe 2.935 m2. Đến năm 2030 gồm có 88 bãi đỗ xe với tổng diện tích quy hoạch là 24,74 ha, diện tích bình quân 1 bãi đỗ xe là 2.811 m2. Quy hoạch cũng xác định thứ tự ưu tiên để thực hiện đầu tư các bãi đỗ xe. Trong khi chờ các ngành chức năng và chính quyền các cấp triển khai quy hoạch bãi đỗ xe trên địa bàn, thì nhu cầu đỗ xe, tìm kiếm bãi đỗ xe của người dân ngày càng bức thiết.


Linh Trang

Các tin khác


Hiệu quả từ các hoạt động Dự án VIE071

Sau 3 năm triển khai (2021 - 2024), dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam” (VIE071) đã hoàn thành mục tiêu thành lập 30 câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) trên địa bàn tỉnh. Mô hình sau khi đưa vào hoạt động đã, đang tăng cường sự tham gia của NCT trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tăng nhu nhập… trong cộng đồng xã hội. Từ đó nhanh chóng thích ứng với xu hướng già hóa dân số, đồng thời giúp NCT sống vui - khỏe - hạnh phúc.

Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục