(HBĐT) - Tai nạn đuối nước là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong cho trẻ nhỏ. Đặc biệt, số trẻ em tử vong do đuối nước tăng cao trong dịp nghỉ hè. Theo thống kê trong giai đoạn 2016 - 2020 và 7 tháng năm nay, có trên 130 trẻ em tử vong do đuối nước. Mặt khác, trẻ em cũng đang phải đối diện với những nguy cơ bị xâm hại với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn.  

Bài 1 - Nhức nhối tai nạn thương tích và xâm hại trẻ em



Đại diện lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh thăm hỏi, động viên, hỗ trợ trẻ bị tai nạn thương tích ở xóm Cương, xã Hữu Lợi (Yên Thủy).  

Thực trạng xót xa

Thời điểm cuối tháng 5, tại huyện Cao Phong xảy ra vụ đuối nước thương tâm với 4 trẻ tử vong. Theo đó, vào một chiều nóng nực đầu mùa hè, 6 học sinh trường TH&THCS xã Tây Phong rủ nhau ra khu vực chân đập thủy điện suối Tráng, thuộc xóm Dài, xã Bắc Phong tắm. Do không biết bơi, nước suối sâu, 4 trong 6 trẻ đã bị đuối nước. Liên tiếp trong tháng 6, tại xóm Hồng, xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) xảy ra vụ 2 trẻ em trong cùng một gia đình bị đuối nước tử vong tại hố bể phốt mới đào của nhà hàng xóm do mưa nước đọng hố bể. Tại huyện Lạc Sơn xảy ra 2 vụ đuối nước, 1 vụ ngày 10/6 trên địa bàn xóm Vẹ, xã Quý Hòa với 2 trẻ em trong một gia đình tử vong do trượt chân đuối nước tại ao gần nhà; 1 vụ ngày 24/6 tại ngầm Ngải, xóm Ngải, xã Xuất Hóa, 2 học sinh rủ nhau đi tắm, do nước dâng cao, chảy xiết khiến các em bị nước cuốn trôi, 1 trường hợp được cứu, 1 nạn nhân tử vong.

Bên cạnh đó là các vụ việc nổi cộm, có xu hướng ngày càng gia tăng về xâm hại trẻ em. Tại huyện Tân Lạc, khoảng 13h ngày 23/6, cháu Phan N.P (SN 2009), xóm Trọng Phú, xã Phong Phú bị chính cha ruột xâm hại tình dục (XHTD) tại nhà. Khoảng 9h ngày 19/7, tại xóm Kè, xã Phú Vinh, bà Đinh T.A nhìn thấy hành động đáng nghi của con trai mình là Đinh C.H (SN 1988) và cháu nội là Đinh T.H.P (SN 2006). Sáng 20/7, bà A. sang nhà gọi cháu H.P đi làm ruộng cùng, tâm sự, hỏi chuyện thì cháu H.P kể đã bị cha ruột XHTD đã lâu. Bà A. đã đưa cháu H.P lên UBND xã trình báo sự việc và làm đơn, Ban bảo vệ trẻ em xã đến gia đình xác minh thông tin và phối hợp đưa cháu H.P đi thăm khám sức khỏe. Vụ việc đang chuyển hồ sơ lên Công an huyện điều tra, xử lý.

Trước đó, vào những tháng đầu năm, trên địa bàn huyện Đà Bắc liên tiếp xảy ra các vụ XHTD trẻ em. Gây bức xúc dư luận nhất là vụ cháu X.T.P (SN 2013) ở tiểu khu Công, thị trấn Đà Bắc bị ông nội là X.V.P (SN 1943) nhiều lần XHTD trong khoảng từ cuối năm 2019 đến cuối năm 2020. Vụ cháu L.T.P (SN 2014) ở xóm Ênh, xã Tân Minh bị Tr.V.B (SN 1988) là người cùng xóm XHTD. Những vụ việc đáng lên án khác như đối tượng anh con nhà bác ruột XHTD trẻ ở xã Nhân Mỹ (Tân Lạc); bố dượng XHTD con gái của vợ ở xã Tân Mỹ (Lạc Sơn)…

Theo thống kê 7 tháng năm nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 21 vụ trẻ em bị xâm hại với 22 trẻ, tập trung ở huyện Đà Bắc (7 vụ, 8 trẻ), Tân Lạc (4 vụ, 4 trẻ), Lạc Thủy (4 vụ, 4 trẻ)…

Đâu là nguyên nhân?

Hiện nay, toàn tỉnh có trên 223.200 trẻ em, chiếm 25,91% dân số. Qua rà soát, 2.333 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, 45.611 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Trẻ em sống ở khu vực nông thôn chiếm gần 90% tổng số trẻ em toàn tỉnh. Đặc điểm địa hình có nhiều sông, suối, ao, hồ, nhà ở của người dân được xây dựng trên các sườn dốc, không gian, thiết kế nhà thường sơ sài, thiếu sân chơi an toàn cho trẻ. Nhiều gia đình do bố mẹ đi làm xa, nhiều trẻ em sớm phải làm công việc gia đình như nấu ăn, chăm sóc em nhỏ. Nhiều khu dân cư thiếu điểm vui chơi an toàn, không có rào chắn, biển báo ở các khu vực nguy hiểm… Đây là những yếu tố tăng nguy cơ trẻ em bị tai nạn thương tích, đuối nước trong gia đình và cộng đồng.

Từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh cũng đã xảy ra trên 130 vụ XHTD trẻ em. Theo đồng chí Nguyễn Thị Linh Ngọc, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, nguyên nhân của hành vi vi phạm này do trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân, các bậc ông bà, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và bản thân trẻ em còn hạn chế, thiếu kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em, chưa hiểu biết về quyền của trẻ em đã được pháp luật quy định nên chưa thực sự quan tâm đến tiếng nói, nguyện vọng của trẻ. Thêm vào đó, điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều gia đình, nhất là những gia đình ở vùng sâu, vùng xa, cha mẹ phải bươn chải kiếm sống, không có thời gian chăm sóc, dạy dỗ con dẫn đến việc trẻ bị sao nhãng, bị bỏ mặc…

(Còn nữa)

Bùi Minh


Các tin khác


Báo Hòa Bình ủng hộ 10 triệu đồng hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh

(HBĐT) - Hưởng ứng Lời kêu gọi ủng hộ hàng hóa, nhu yếu phẩm hỗ trợ phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh của UB MTTQ tỉnh, sáng 9/8, đồng chí Nguyễn Mạnh Tuấn, Tổng Biên tập Báo Hòa Bình đã trao 10 triệu đồng đến Ban Thường trực UB MTTQ tỉnh để chung tay hỗ trợ PCD Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh.

Huyện Đà Bắc: Nhức nhối nạn xâm hại tình dục trẻ em

(HBĐT) - Không chịu được những việc làm, hành vi trái với luân thường, đạo lý của ông nội khi liên tục thực hiện hành vi xâm hại tình dục (XHTD) đối với chính cháu ruột của mình, những người thân của X.T.P (SN 2013), trú tại thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã làm đơn tố cáo đến cơ quan Công an...

Hỗ trợ vay trả lương, phục hồi sản xuất

Chỉ sau một thời gian ngắn kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 23/2021/QÐ-TTg về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, nhiều hợp đồng tín dụng cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất đã được ký kết. Số lượng doanh nghiệp tiếp cận gói vay 7.500 tỷ đồng đang tăng nhanh, góp phần hỗ trợ người sử dụng lao động và người lao động cùng vượt qua khó khăn do dịch Covid-19, duy trì sản xuất, bảo đảm đời sống.

Thành phố Hòa Bình: Gần 1,6 tỷ đồng ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch Covid-19

(HBĐT) - Hưởng ứng Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 TP Hòa Bình, tính đến ngày 6/8 đã có 95 tập thể, 4 cá nhân tham gia ủng hộ với tổng số tiền gần 1,6 tỷ đồng.

Bàn giao nhà mái ấm nông dân tại thị trấn Hàng Trạm

(HBĐT) - Hội Nông dân (HND) huyện Yên Thuỷ vừa tổ chức khánh thành và bàn giao nhà mái ấm nông dân năm 2021 cho hội viên Nguyễn Thị Hợp, Chi hội nông dân khu phố Tân Khánh, thị trấn Hàng Trạm.

Thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ: Nhiều người dân Hoà Bình từ Hà Nội tìm mọi cách để trở về

(HBĐT) - Công điện 1068/CĐ-TTg ngày 5/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, trong đó kiên quyết yêu cầu người dân "ai ở đâu thì ở đó”. Dù biết những trường hợp từ Hà Nội - địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội về địa bàn tỉnh buộc phải cách ly tập trung và phải tự chịu mọi chi phí ăn ở, xét nghiệm nhưng không ít người dân vẫn cố tình di chuyển bằng mọi cách về Hoà Bình, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh, tạo áp lực lớn cho những cán bộ tuyến đầu chống dịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục