(HBĐT) - Được triển khai từ năm 2013 do T.Ư Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) Việt Nam phát động, Hội CTĐ TP Hòa Bình đã trao hàng trăm con bò giống thông qua chương trình "Ngân hàng bò” cho người nghèo, hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế. Qua những cặp bò sinh sản, số lượng bò tăng lên theo từng năm, nhiều hộ đã thoát nghèo bền vững.
Hội Chữ thập đỏ thành phố Hòa Bình trao bò giống cho hộ ông Nguyễn Văn Thắng, tổ 6, phường Thống Nhất.
Đồng chí Trần Thị Hoa, Chủ tịch Hội CTĐ thành phố cho biết: "Được sự chỉ đạo của tỉnh Hội, qua hơn 8 năm xây dựng, các mô hình "Ngân hàng bò" đã được nhân rộng khắp địa bàn thành phố, tạo nguồn thu nhập, thắp lên hy vọng thoát nghèo cho người có hoàn cảnh khó khăn. Đây là mô hình sáng tạo, đem lại hiệu quả thiết thực, giúp người được thụ hưởng có thêm tư liệu sản xuất, phát triển kinh tế, mô hình tự sinh sản, nhân rộng, ngày càng có nhiều người nghèo được hỗ trợ”.
Bắt đầu triển khai chương trình tháng 11/2013 với 4 con bò giống, trị giá 40 triệu đồng từ nguồn vốn dự phòng của Hội và đóng góp của các hội viên, đến nay, tổng số bò trên địa bàn đã đạt 162 con, trị giá trên 1,8 tỷ đồng. Các hộ trong diện thụ hưởng được nhận bò giống về nuôi, chăm sóc để bò sinh trưởng. Nếu đẻ lứa đầu là bê đực, Hội thu về bán, mua bò cái tiếp tục trao cho các hộ khác. Nếu lứa đầu là bê cái, bê cái được chuyển giao cho hộ khác và hộ thụ hưởng được sở hữu bò giống. Cứ liên tục như vậy, mô hình nhân rộng, số lượng bò liên tục tăng, ngày càng có nhiều người nghèo trên địa bàn được chương trình trợ giúp. Qua đó, giúp các hộ có nguồn sinh kế, cơ hội vươn lên thoát nghèo, đồng thời chia sẻ tư liệu sản xuất cho các hộ nghèo khác.
Để chương trình đạt hiệu quả bền vững, mô hình nhân rộng mạnh mẽ, các hộ được lựa chọn từ chương trình là những hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, phụ nữ neo đơn nhưng phải có sức lao động, đảm bảo chuồng trại chăn nuôi, cán bộ Hội sẽ chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc bò. Bò giống được mua từ nguồn uy tín, được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh, đảm bảo về chất lượng con giống.
Phường Thống Nhất là một trong những địa bàn vận dụng hiệu quả chương trình. Bà Lý Thị Thành, tổ 9 được hỗ trợ bò giống từ chương trình "Ngân hàng bò”, sau khi chăm sóc, sinh ra bê cái, con bê được chuyển tiếp sang hộ khó khăn lân cận như ông Triệu Duyên Bình. Cứ như vậy, mô hình tiếp tục được nhân rộng đến hộ bà Phùng Thị Miên, ông Triệu Duyên Vinh, đem tới nhiều cơ hội thoát nghèo cho các hộ trên địa bàn.
Đồng chí Nguyễn Thị Tình, Chủ tịch Hội CTĐ phường Thống Nhất cho biết: "Từ khi chương trình được triển khai, từ số lượng 8 còn bò đã nhân lên 20 con với 20 hộ được thụ hưởng. Các hộ được bình xét là những hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, neo đơn. Hội cùng người có kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc bò đến thăm từng hộ, hướng dẫn thường xuyên, quản lý tốt mô hình, nhờ đó đàn bò sinh trưởng khỏe mạnh, nhiều hộ thoát nghèo bền vững”.
Khởi điểm từ 4 con bò, đến nay, chương trình được triển khai đến 19 xã, phường trên địa bàn, giúp hàng trăm hộ khó khăn có nguồn sinh kế, thu nhập trang trải cuộc sống. Cứ mỗi con bò được nhân giống là thắp lên niềm hy vọng cho người nghèo. Chương trình mang đậm tính nhân văn sâu sắc, đem lại hiệu quả thiết thực, hướng đến đối tượng yếu thế trong xã hội, góp phần xóa đói - giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương. Để mô hình tiếp tục được nhân rộng rất cần sự chung tay, hỗ trợ, quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp chính quyền, tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm và toàn xã hội mang đến những hy vọng cho người nghèo, tạo điều kiện để từng bước vươn lên trong cuộc sống.
Hoàng Anh
(HBĐT) - Hưởng ứng Lời kêu gọi của Ủy ban MTTQ tỉnh về ủng hộ hàng hóa, nhu yếu phẩm hỗ trợ phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh, chiều 10/8, đồng chí Vũ Hồng Long, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh đã trao 130 phần quà là nhu yếu phẩm (trị giá 50 triệu đồng) đến Uỷ ban MTTQ tỉnh để chung tay hỗ trợ PCD Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh.
(HBĐT) - Theo số liệu rà soát của BHXH tỉnh, đến hết tháng 6, toàn tỉnh có trên 161 nghìn người được cấp thẻ BHYT do ngân sách Nhà nước đóng mà theo Quyết định số 861/QĐ-TTg sẽ không còn thuộc các xã vùng II, III, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) miền núi giai đoạn 2021 - 2025.
(HBĐT) - Bảo vệ trẻ em khỏi những mối hiểm họa tai nạn thương tích, đuối nước và xâm hại là vấn đề đặt ra bức thiết hiện nay, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng. Hơn bất cứ khi nào, trẻ cần được chăm sóc, bảo đảm một môi trường sống an toàn.
Bài 2 - Lời giải nào cho môi trường an toàn của trẻ
(HBĐT) - Cử tri hỏi: Sau sáp nhập, các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã có địa bàn rộng, dân cư đông làm tăng quy mô quản lý, nhưng định mức chi thường xuyên theo Nghị quyết số 26/2016/NQ-HĐND, ngày 5/12/2016 của HĐND tỉnh chưa đảm bảo định mức chi cho các hoạt động của cấp xã, cần điều chỉnh mức chi thường xuyên. Đề nghị ngành chức năng cho ý kiến về vấn đề này?
Ngày 10/8, Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh (Falmi) cho biết, qua kết quả khảo sát "Tác động của dịch COVID-19 đối với thị trường sức lao động” vừa được triển khai cho thấy, dự kiến nhiều doanh nghiệp sẽ cắt giảm lao động trong quý III năm 2021'
(HBĐT) - Bộ CHQS tỉnh vừa tổ chức lễ khánh thành và bàn giao nhà tình nghĩa tặng gia đình ông Trần Ngọc Thụ, sinh năm 1947 ở thôn Liên Phú 3, xã Thống Nhất (Lạc Thủy), là nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin tại mặt trận Quảng Trị năm 1964.