(HBĐT) - Cử tri hỏi: Mức khoán kinh phí cho các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH) cấp xã và mức hỗ trợ người trực tiếp tham gia vào công việc của thôn, xóm, tổ dân phố theo Nghị quyết số 298/2020/NQ-HĐND, ngày 23/7/2020 của HĐND tỉnh là thấp, không phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Mặt khác, Nghị quyết số 298 không quy định hỗ trợ BHYT bắt buộc cho những người hoạt động không chuyên trách thôn, xóm, tổ dân phố theo quy định của Luật BHYT nên không khuyến khích được những người có tâm huyết, trách nhiệm tham gia công việc của thôn, xóm, tổ dân phố. Đề nghị ngành chức năng làm rõ hơn vấn đề này?
Trả lời: Trên cơ sở mức khoán và căn cứ đặc thù, yêu cầu quản lý, tỷ lệ chi thường xuyên của cấp xã, nguồn kinh phí chi cho cải cách tiền lương của địa phương, UBND tỉnh trình HĐND cùng cấp quy định cụ thể mức phụ cấp của từng chức danh, mức phụ cấp kiêm nhiệm đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và quy định cụ thể mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức CT-XH ở cấp xã phù hợp tình hình thực tế tại địa phương. Theo đó, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 298/2020/NQ-HĐND, ngày 23/7/2020 quy định mức khoán phụ cấp của từng chức danh và khoán kinh phí hoạt động cho các tổ chức CT-XH ở cấp xã theo phân loại đơn vị hành chính cấp xã (bao gồm khoản hỗ trợ đóng BHXH, BHYT). Mức khoán quỹ phụ cấp và khoán kinh phí hoạt động cho các tổ chức CT-XH ở cấp xã quy định tại Nghị quyết số 298 của HĐND tỉnh đảm bảo theo Nghị định số 34/2019/NĐ-CP, ngày 24/4/2019 của Chính phủ và phù hợp với khả năng ngân sách của tỉnh.
Theo khoản 6, Điều 2, Nghị định số 34/2019/ NĐ-CP chỉ quy định có 3 chức danh người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố, gồm: Bí thư chi bộ, trưởng thôn hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng ban công tác mặt trận được hưởng phụ cấp hàng tháng và ngân sách Nhà nước (NSNN) thực hiện khoán quỹ phụ cấp đối với 3 chức danh này bằng 3,0 lần mức lương cơ sở.
Theo đó, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 298 quy định cụ thể mức phụ cấp đối với 3 chức danh ở thôn, xóm, tổ dân phố như sau: Bí thư chi bộ, trưởng thôn, xóm hoặc tổ trưởng tổ dân phố được hưởng phụ cấp bằng 1,0 lần mức lương cơ sở/tháng; trưởng ban công tác mặt trận được hưởng phụ cấp bằng 0,8 lần mức lương cơ sở/tháng. Mức phụ cấp nêu trên phù hợp với thực tế tại địa phương và đảm bảo theo đúng quy định của Chính phủ. Mặt khác còn quy định mức khoán kinh phí để chi trả mức bồi dưỡng người trực tiếp tham gia vào công việc của thôn, xóm, tổ dân phố.
Mức khoán kinh phí nêu trên là phù hợp với mức khoán do NSNN thực hiện và phù hợp với khả năng ngân sách của tỉnh.
Theo Điều 4, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT quy định nhóm được NSNN hỗ trợ mức đóng: Người thuộc hộ cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; người thuộc hộ nghèo đa chiều không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, khoản 9, Điều 3 Nghị định này; học sinh, sinh viên; người thuộc hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Do đó, người hoạt động không chuyên trách ở thôn, xóm, tổ dân phố không thuộc đối tượng được hỗ trợ đóng BHYT bắt buộc.
Như vậy, việc Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành các quy định về mức phụ cấp, các mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức CT-XH ở cấp xã và mức hỗ trợ người trực tiếp tham gia vào công việc của thôn, xóm, tổ dân phố theo Nghị quyết số 298/2020/NQ-HĐND, ngày 23/7/2020 của HĐND tỉnh là đảm bảo theo quy định tại Nghị định số 34/2019/NĐ-CP, ngày 24/4/2019, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, ngày 17/10/2018 của Chính phủ và phù hợp với khả năng ngân sách của tỉnh. Mặt khác, việc ban hành Nghị quyết số 298/2020/NQ-HĐND sau khi UBND tỉnh triển khai thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh và đã được các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, UBND cấp huyện thống nhất đề nghị UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành.
Đ.H (TH)
(HBĐT) - Với mong muốn giúp thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn vươn lên trong cuộc sống, tiếp tục học tập, rèn luyện và nuôi dưỡng ước mơ, BTV Thành Đoàn Hòa Bình đã triển khai xây dựng mô hình "Em nuôi của Đoàn” tiếp sức cho trẻ em nghèo đến trường. Đây là việc làm có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, phát huy truyền thống "tương thân tương ái”, "lá lành đùm lá rách”. Đồng thời thể hiện sự quan tâm của các cấp Đoàn, Đội trong công tác chăm sóc, giáo dục thiếu nhi, giúp đỡ các em có thêm ý chí và niềm tin, sống tốt, xây dựng những ước mơ tươi đẹp trong tương lai.
Trong thời gian tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội thêm 1 tháng (kể từ 0 giờ ngày 16/8 đến hết ngày 15/9), TP Hồ Chí Minh cho phép 10 nhóm đối tượng được ra đường trong thời gian từ 18 giờ hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau.
(HBĐT) - Ngày 14/8, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức hỗ trợ nông sản rau củ quả tươi cho LĐLĐ thành phố Hà Nội.
(HBĐT) - Hòa Bình được được thiên nhiêu ưu ái ban tặng nhiều loại nông sản, sản vật từ núi rừng. Măng khô Hòa Bình thơm, ngon, sạch khi chế biến an toàn và yên tâm thưởng thức, có thể giữ được cả năm vẫn thơm ngon. Đặc biệt, món canh măng củ hầm với thịt chân giò, xương sườn lợn, thịt gà, rắc thêm chút hành tươi, mùi tàu tạo sự hấp dẫn cho bữa cơm sum vầy, ấm cúng mỗi dịp Tết đến, xuân về.