(HBĐT) - Thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc, ngành NN&PTNT đã lồng ghép, triển khai thực hiện nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến công tác dân tộc, đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác dân tộc và chính sách dân tộc tại các địa phương, thúc đẩy phát triển KT-XH, từng bước phát huy nội lực vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.


Người dân làng nghề gỗ lũa xã Lâm Sơn (Lương Sơn) duy trì, phát triển nghề góp phần nâng cao thu nhập.   

Thực hiện mục tiêu phát triển bền vững ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân nông thôn, khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Trong những năm qua, Sở N&PTNT đã bố trí, lồng ghép các nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ thực hiện các chính sách; nguồn vốn lồng ghép từ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Chương trình Giảm nghèo bền vững, các nguồn vốn khác có trên địa bàn nhằm thực hiện các nội dung, chính sách phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS.

Trong công tác cải tạo vườn tạp, dồn điền đổi thửa (DĐĐT), ngành đôn đốc, hỗ trợ các địa phương chủ động thực hiện cải tạo vườn tạp bằng các nguồn vốn lồng ghép. Giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh đã cải tạo được trên 4.500 ha vườn tạp các loại. Trong 3 năm (2018 - 2020), toàn tỉnh DĐĐT được 2.057 ha, khoảng 26% số xã thực hiện DĐĐT. Một số huyện triển khai công tác DĐĐT tốt như: Yên Thủy, Lương Sơn, Lạc Thủy, Kim Bôi, Lạc Sơn, Tân Lạc… Bước đầu khắc phục được tình trạng manh mún về ruộng đất của các hộ dân, hình thành những vùng sản xuất tập trung, kết hợp xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu, tạo điều kiện cho việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất.

Triển khai Chương trình Giảm nghèo bền vững, ngành phối hợp Sở LĐ-TB&XH, Ban Dân tộc tỉnh phân bổ nguồn kinh phí thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất. Trong giai đoạn 2016-2020, tổng kinh phí thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo là 144.563 triệu đồng. Qua đó góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh, trong đó đa số là đồng bào DTTS.

Quan tâm công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, từ năm 2016 đến nay đã hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp (theo chính sách của Đề án 1956) cho 14.856 người, đạt 41,2% kế hoạch (kế hoạch đào tạo giai đoạn 2016 - 2020 là 19.200 người). Tổng kinh phí thực hiện 28.030 triệu đồng. Trong đó, lao động làm trong các vùng sản xuất nguyên liệu nông sản của doanh nghiệp 247 lao động; lao động là thành viên của các hợp tác xã, trang trại 414 lao động; lao động thuộc diện chính sách đào tạo nhằm an sinh xã hội nông thôn 14.195 lao động; lao dộng thuộc diện dân tộc thiểu số 13.888 lao động. Qua học nghề giúp các hộ nông dân đáp ứng được yêu cầu về thực tiễn sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập bình quân từ 1,5 - 2 triệu đồng/người/tháng lên 2,5 - 3,8 triệu đồng/người/tháng. Năng suất trên đơn vị diện tích được cải thiện đáng kể do áp dụng biện pháp, kỹ thuật thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây giống, con giống…; năng suất cây trồng bình quân tăng từ 45 tạ/ha lên 55 tạ/ha. Hầu hết các loại sản phẩm đều được nâng cao về giá trị như các giống lúa mới (giống lúa Thái Bình) có năng suất, chất lượng gạo ngon từ 12.000 đồng/kg lên 18.000/kg, gà từ 90.000 đồng/kg lên 120.000 đồng/kg, cá dầm xanh, cá bỗng từ 150.000 - 200.000 đồng/kg…Từ chỗ sản xuất thuần nông, nuôi trồng đơn giản, bà con nông dân đã thay đổi cách nghĩ, cách làm, chọn các loại cây trồng có năng suất, giá trị cao vào sản xuất, nuôi trồng.

Đến nay, toàn tỉnh có 11 làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận (7 làng nghề truyền thống, 4 làng nghề). Sau khi được công nhận, mỗi làng nghề được hỗ trợ kinh phí 50 triệu đồng để duy trì, bảo tồn và phát triển, đã hỗ trợ 8 làng nghề, làng nghề truyền thống với tổng kinh phí 400 triệu đồng. Hỗ trợ 9 làng nghề, làng nghề truyền thống về cải tiến máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ tiên tiến vào các khâu sản xuất và xử lý môi trường, tổng kinh phí 2.700 triệu đồng (300 triệu đồng/làng nghề). Tham gia làng nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống có 804 hộ làm nghề và hơn 1.100 lao động, đã đào tạo trên 1.000 lao động là người dân nông thôn tham gia sản xuất tại các cơ sở ngành nghề, làng nghề. Các làng nghề đã sản xuất được một số loại sản phẩm đặc trưng, bản sắc gồm: nhóm sản phẩm thêu dệt thổ cẩm dân tộc Thái ở huyện Mai Châu, Lạc Sơn, Tân Lạc; gỗ lũa, chế tác đá cảnh ở huyện Lương Sơn, Lạc Thủy; nghề nấu rượu ở huyện Yên Thủy, Mai Châu..., góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn; giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc; tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho Nhân dân vùng đồng bào dân tộc, góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

Với việc phối hợp triển khai đồng bộ giữa các cấp, ngành, địa phương trong triển khai thực hiện các chính sách dân tộc đã đạt nhiều kết quả tích cực. Nguồn vốn được lồng ghép sử dụng có hiệu quả để phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu giảm nghèo tại các xã, thôn, bản, nâng cao đời sống người dân nông thôn, đặc biệt là người dân vùng đồng bào DTTS và vùng đặc biệt khó khăn.

V.H

Các tin khác


Nhiều bệnh nhân COVID-19 nặng tại Trung tâm Hồi sức tích cực đã hồi phục

Tại Trung tâm Hồi sức tích cực bệnh nhân COVID-19 do Bệnh viện Bạch Mai đặt tại Bệnh viện Dã chiến 16 TP Hồ Chí Minh, nhiều bệnh nhân đã hồi phục, chuyển từ nặng sang nhẹ.

"Gian hàng 0 đồng” tiếp tục phát 1.150 suất nhu yếu phẩm cho người dân có hoàn cảnh khó khăn

(HBĐT) - Huyện Đoàn Lương Sơn phối hợp với LĐLĐ huyện tiếp tục mở cửa "Gian hàng 0 đồng” – Hành trình san sẻ yêu thương với người dân có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 chặng 2 tại 4 xã: Liên Sơn, Cao Dương, Thanh Cao và Thanh Sơn (Lương Sơn).

Những suất ăn đong đầy nghĩa tình Agribank huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Nhằm chia sẻ khó khăn với người dân bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên địa bàn huyện Lạc Sơn, vừa qua, tập thể, cán bộ, nhân viên Agribank Chi nhánh Lạc Sơn đã tổ chức chương trình bữa cơm nghĩa tình, tiếp thêm sức mạnh cho tuyến đầu chống dịch, cũng như những người dân khó khăn đang phải cách ly tập trung trên địa bàn.

Cuộc sống mới ở Hưng Thi

(HBĐT) - Trở lại xã Hưng Thi (Lạc Thủy) những ngày đầu tháng 8, xã đã mang diện mạo mới. Những con đường bê tông phong quang, sạch đẹp, công trình điện thắp sáng, trường học, trạm y tế, trụ sở xã… được xây dựng khang trang, kiên cố. Đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được cải thiện rõ nét.

Tiếng loa phòng, chống dịch

(HBĐT) - Giữa những ngày cả nước đang "nóng” vì tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, người dân trong tỉnh không còn xa lạ với tiếng loa truyền thanh và loa kéo di động luôn vang vọng vào khung giờ cố định hai buổi sáng, chiều. Cho dù đang lao động, làm đồng hay trên nương, tiếng loa luôn là người bạn đồng hành và cung cấp cho người dân đầy đủ những thông tin liên quan đến dịch bệnh.

Hội Chữ thập đỏ tỉnh: Quan tâm, chăm lo người yếu thế

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Quốc Việt, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh cho biết: "Đẩy mạnh công tác nhân đạo, từ thiện, trong thời gian qua, các cấp Hội đã triển khai nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực, tạo sức lan tỏa, hướng đến đối tượng nghèo, hoàn cảnh khó khăn, tàn tật trong xã hội. Cùng với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, chương trình "Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”, "Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, "Tháng nhân đạo”, "Ngân hàng bò”, "Hành trình đỏ”… được triển khai sâu rộng tới các cấp cơ sở, đem lại hiệu quả tích cực, giúp đỡ các đối tượng yếu thế vượt qua khó khăn trong cuộc sống”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục