(HBĐT) - Giữa những ngày cả nước đang "nóng” vì tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, người dân trong tỉnh không còn xa lạ với tiếng loa truyền thanh và loa kéo di động luôn vang vọng vào khung giờ cố định hai buổi sáng, chiều. Cho dù đang lao động, làm đồng hay trên nương, tiếng loa luôn là người bạn đồng hành và cung cấp cho người dân đầy đủ những thông tin liên quan đến dịch bệnh.
Đoàn viên, thanh niên huyện Lạc Thuỷ ra quân tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 bằng loa kéo di động và băng rôn, khẩu hiệu.
Đã hơn 1 năm trôi qua kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, tiếng loa phát những bản tin về tình hình dịch bệnh, cách phòng tránh và khuyến cáo "5K" của Bộ Y tế đã đi vào từng ngõ, gõ cửa từng nhà kêu gọi người dân cùng chiến đấu với dịch bệnh. Ở những thời gian cao điểm, mỗi ngày, các cụm loa tuyên truyền cơ sở dành phần đa thời lượng chương trình phát thanh để phát những nội dung liên quan đến dịch bệnh. Trước đây, mọi thông tin thường được chuyển qua trưởng khu, trưởng xóm để thông báo đến người dân thì nay đã khác. Những bài tuyên truyền được gửi đến các xã, thị trấn để phát trực tiếp trên loa truyền thanh. Đồng thời, Trung tâm VH-TT&TT các huyện, thành phố cũng tăng cường tuyên truyền trên xe lưu động các nội dung quan trọng.
Ngoài những cụm loa cố định, loa kéo di động cũng góp phần không nhỏ vào việc đưa thông tin đến người dân. Từng đoàn xe máy chở loa buộc phía sau cũng vang lên khắp mọi nẻo đường. "Loa di động tuy không được to và vang như loa truyền thanh trên cao, nhưng lại dễ di chuyển vào những khu vực dân cư ở ven chân đồi, ven suối, đường nội đồng và những khu vực sản xuất. Nhờ đó, kịp thời truyền tải thông tin về dịch bệnh cùng những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến bà con” - đồng chí Bùi Thị Hoà, Bí thư Đoàn xã Kim Bôi (Kim Bôi) cho biết.
Nghe một lần chưa hiểu thì nghe đi nghe lại nhiều lần, mưa dầm, thấm lâu. Từ những bản tin thời sự cập nhật số ca mắc mới, số bệnh nhân được chữa khỏi đến thông báo đăng ký tiêm vắc xin phòng Covid-19 được phát mỗi ngày. Trước đây, người dân còn có thái độ xem thường dịch bệnh bởi nghĩ "nó chưa đến gần mình”, nay bà con đã có ý thức hơn, giảm hẳn những cuộc tụ tập đông người, chủ động đeo khẩu trang khi đi ra đường và giữ khoảng cách với người khác.
Xã Mường Chiềng (Đà Bắc) có đặc điểm địa hình nhiều đồi núi cao, một số khu vực sóng điện thoại không đủ mạnh để lên mạng cập nhật thông tin thời sự và diễn biến dịch Covid-19. Thậm chí nhiều người nhận thức chưa đầy đủ về dịch bệnh nên có biểu hiện chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch. Khi đó, tiếng loa len lỏi vào từng bản làng, vách núi là nguồn thông tin nhanh chóng và tin cậy của bà con. Đồng chí Sa Văn Khiếu, cán bộ văn hoá - thể thao xã cho biết: Hiện nay, tại xã có 8/8 bản có cụm loa truyền thanh. Một số bản được trang bị 2 cụm như Chum Nưa, Nà Mười, Chiềng Cang, Bản Hạ… Ngoài loa truyền thanh, mỗi tuần 2 - 3 lần đoàn viên, thanh niên lại mang loa di động chở trên xe máy, đi sâu vào những xóm khó khăn của xã để tuyên truyền đến bà con. Hiệu quả lắm! Bà con bớt tập trung đông người, đi xa về chủ động khai báo y tế, làm giảm áp lực cho tổ Covid-19 cộng đồng không phải đến nhà vận động khai báo y tế nữa.
Đồng chí Trần Mai Phong, Trưởng Phòng Bưu chính - Viễn Thông (Sở TT&TT) cho biết: Ở tất cả các xã trên địa bàn tỉnh hiện đều được lắp đặt các cụm loa truyền thanh. Tuỳ vào mật độ dân cư phân bố của mỗi địa phương mà mỗi xóm, khu dân cư có thể lắp đặt một hoặc nhiều cụm loa. Có thể đánh giá hệ thống loa truyền thanh cơ sở, loa di động trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 rất hiệu quả, thiết thực, thông tin đưa đến người dân nhanh chóng, chính xác. Qua đó, ý thức người dân ngày càng được nâng lên, bà con không còn hoang mang với những nguồn tin không chính thống và đưa tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh. Với tinh thần "chống dịch như chống giặc”, tiếng loa tuyên truyền được coi như một trong những yếu tố quan trọng trong cuộc chiến này và sẽ tiếp tục được phát huy sức mạnh trong thời gian tới, tiếp tục góp phần cùng chung tay đẩy lùi bệnh dịch.
Khánh Linh
(HBĐT) - Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (có hiệu lực từ ngày 4/6/2021), huyện Lương Sơn có 5 xã không còn nằm trong diện được cấp BHYT miễn phí.
(HBĐT) - Ngày nào cũng vậy, từ ngày 27/7 - 10/8, chị Trần Thị Nhạn và các chị em trong Câu lạc bộ (CLB) dưỡng sinh xóm Đồng Tâm, xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) mỗi người một việc phân công nhau cùng nấu vài chục suất cơm miễn phí cho khu cách ly của xã. Mỗi ngày 2 bữa cơm tình nguyện, những hộp cơm đầy đủ chất dinh dưỡng giữa lúc khó khăn vì dịch Covid-19 đong đầy ý nghĩa. Nhiều người nhận cơm trong khu cách ly đã cảm động rơm rớm nước mắt.
(HBĐT) -Liên đoàn Lao động(LĐLĐ) huyện Lương Sơn vừa phối hợp với Đảng ủy, HĐND, UBND xã Lâm Sơn tổ chức thăm hỏi và tặng quà cho Công nhân lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid tại Công ty TNHH sân Golf Phượng Hoàng.
(HBĐT) - Hưởng ứng Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 tỉnh của UB MTTQ tỉnh, tính đến ngày 17/8 đã có 194 đơn vị, cá nhân tham gia ủng hộ trên 14,75 tỷ đồng (dư đầu kỳ chuyển sang 786,7 triệu đồng). Đồng thời, UB MTTQ tỉnh đã tiếp nhận 80.000 chiếc khẩu trang y tế, 2.000 chai nước sát khuẩn, 2.000 bộ quần áo bảo hộ, 1.000 kính chắn giọt bắn. Ngoài ra, UB MTTQ tỉnh ghi nhận các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh ủng hộ trực tiếp cho các huyện, thành phố 4,7 tỷ đồng và 8 xe cứu thương trị giá 6 tỷ đồng, vật tư y tế trị giá trên 7 tỷ đồng.
(HBĐT) - Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, huyện Lương Sơn đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ để phòng, chống dịch. Trong những ngày giãn cách, không ít công nhân trong khu công nghiệp tạm nghỉ việc, nhiều gia đình khó khăn, vất vả. Với tinh thần "nhường cơm, sẻ áo", nhiều hoạt động hỗ trợ người nghèo trong mùa dịch được cấp ủy Đảng, chính quyền huyện triển khai. Trong đó, mô hình "Gian hàng 0 đồng" của LĐLĐ huyện và Huyện Đoàn Lương Sơn đã góp phần san sẻ khó khăn cho nhiều hộ nghèo.
(HBĐT) - Cử tri hỏi: Mức khoán kinh phí cho các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH) cấp xã và mức hỗ trợ người trực tiếp tham gia vào công việc của thôn, xóm, tổ dân phố theo Nghị quyết số 298/2020/NQ-HĐND, ngày 23/7/2020 của HĐND tỉnh là thấp, không phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Mặt khác, Nghị quyết số 298 không quy định hỗ trợ BHYT bắt buộc cho những người hoạt động không chuyên trách thôn, xóm, tổ dân phố theo quy định của Luật BHYT nên không khuyến khích được những người có tâm huyết, trách nhiệm tham gia công việc của thôn, xóm, tổ dân phố. Đề nghị ngành chức năng làm rõ hơn vấn đề này?