(HBĐT) - Trở lại xã Hưng Thi (Lạc Thủy) những ngày đầu tháng 8, xã đã mang diện mạo mới. Những con đường bê tông phong quang, sạch đẹp, công trình điện thắp sáng, trường học, trạm y tế, trụ sở xã… được xây dựng khang trang, kiên cố. Đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được cải thiện rõ nét.

 


Xã Hưng Thi (Lạc Thuỷ) có trên 20 ha nhãn cho thu hoạch đem lại hiệu quả kinh tế.

Ghé thăm một số hộ trong xã, chúng tôi cảm nhận được những đổi mới về tư duy, cách thức làm kinh tế của người dân. Gia đình ông Bùi Văn Chiền ở thôn Trâm là một điển hình. Trước đây, gia đình ông thuộc diện khó khăn. Mạnh dạn đầu tư chăn nuôi lợn theo hình thức gia trại, trong chuồng luôn có 30 con lợn nái và chăn nuôi lợn thịt quy mô 80 - 100 con cùng với dịch vụ xay xát đã giúp gia đình ông thoát nghèo, trở thành hộ khá của thôn. Điều kiện kinh tế ổn định, gia đình ông mở thêm dịch vụ bán hàng tạp hoá phục vụ bà con trong thôn. Ông Chiền chia sẻ: Gia đình tôi có được ngày hôm nay không chỉ có sự nỗ lực của gia đình, mà còn nhờ cán bộ xã luôn đồng hành, giúp đỡ, từ định hướng phát triển kinh tế đến tạo điều kiện tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt...

Với thế mạnh đồi rừng, xã xác định trồng rừng kinh tế là hướng phát triển bền vững và phù hợp nhất đối với địa phương. Diện tích rừng sản xuất toàn xã giữ ổn định 1.434,5 ha. Cứ khai thác hết lại trồng mới luân phiên khoảng 200 ha/năm. Bình quân thu nhập từ rừng đạt 60 - 70 triệu đồng/ha. Ông Bùi Văn Nhinh, xóm Khoang, một trong những hộ trồng rừng tiêu biểu theo hướng thâm canh với phương thức lấy ngắn nuôi dài. Gia đình ông có diện tích rừng trên 50 ha, mỗi năm khai thác trên dưới 10 ha xong lại trồng mới, cho thu nhập bình quân khoảng 80 triệu đồng/ha, đem lại nguồn thu nhập khoảng 1 tỷ đồng/năm.

Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt từ nguồn vốn của các chương trình, chính sách dành cho vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), điện, đường, trường, trạm ở xã được xây dựng khá khang trang, đồng bộ. Bà con phần lớn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi để tăng thu nhập. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng, chung sức của Nhân dân, năm 2020, xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Để có được kết quả đó, UBND xã, ngành, đoàn thể đã tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đưa những cây, con giống mới, năng suất cao vào sản xuất. Phát triển đàn gia súc, gia cầm, tạo sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường. Tạo điều kiện để người dân được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi phát triển kinh tế. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác chăm sóc và bảo vệ rừng. Đặc biệt, phát huy vai trò của mỗi đảng viên trên mặt trận phát triển kinh tế, góp phần thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo.

Chủ tịch UBND xã Lương Văn Đông cho biết: Hưng Thi là xã ĐBKK của huyện, trong phát triển kinh tế, xã đã xác định hướng giảm nghèo bền vững và làm giàu cho người dân từ trồng rừng kinh tế, trong đó khuyến khích Nhân dân trồng rừng theo hướng thâm canh rừng gỗ lớn với chu kỳ khai thác 8 - 10 năm để cho hiệu quả kinh tế cao. Tiếp tục duy trì diện tích trồng các loại cây ăn quả, cây sả có giá trị kinh tế và phát triển chăn nuôi. Đến nay xã còn 4 thôn ĐBKK. Năm 2021, xã phấn đấu đạt thu nhập bình quân đầu người trên 46 triệu đồng, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 7%; tiếp tục giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới đã đạt; duy trì 2 khu dân cư kiểu mẫu và phấn đấu xây dựng thêm 4 khu dân cư kiểu mẫu.

Đinh Thắng

Các tin khác


Hiệu quả từ các hoạt động Dự án VIE071

Sau 3 năm triển khai (2021 - 2024), dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam” (VIE071) đã hoàn thành mục tiêu thành lập 30 câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) trên địa bàn tỉnh. Mô hình sau khi đưa vào hoạt động đã, đang tăng cường sự tham gia của NCT trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tăng nhu nhập… trong cộng đồng xã hội. Từ đó nhanh chóng thích ứng với xu hướng già hóa dân số, đồng thời giúp NCT sống vui - khỏe - hạnh phúc.

Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục